Để trở thành Đảng viên thì cá nhân phải là người ưu tú được lựa chọn kỹ lưỡng khi đủ tiêu chuẩn, tuy nhiên cá nhân hoàn toàn có thể bị xóa tên khỏi Đảng viên nếu không đủ tiêu chuẩn đã quy định. Vậy thủ tục xóa tên đảng viên, khiếu nại xóa tên đảng viên được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xóa tên đảng viên như thế nào?
1.1. Trường hợp bị xóa tên trong danh sách Đảng viên:
Cá nhân để trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thì phải đáp ứng điều kiện đã được quy định và là cá nhân gương mẫu trong mọi hoạt động trong đời sống cá nhân cũng như hoạt động phục tùng tổ chức, người dân. Nhưng không phải ngẫu nhiên cá nhân sẽ mãi trở thành đảng viên sau khi gia nhập, trong một số trường hợp nếu có hành vi vi phạm hoặc không còn đáp ứng điều kiện trở thành Đảng viên thì sẽ bị xóa tên trong danh sách. Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định trường hợp bị xóa tên như sau: Đảng viên có hành động bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; cá nhân đang là đảng viên nhưng nhận thấy có sựgiảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên.
Bên canh đó, để hướng dẫn áp dụng quy định trên thìtiểu mục 8.1 Mục 8 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 hướng dẫn về việc xoá tên đảng viên và giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên như sau:
Chi bộ sẽ tiến hành các hoạt động xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: Đảng viên tự ý bỏ sinh hoạt đảng hoặc không thực hiện nghĩa vụ là đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Đảng viên bị xóa khỏi danh sách Đảng viên trong các trường hợp sau:
– Xuất hiện tình trạng là bỏ sinh hoạt đảng mà không nêu được lý do chính đáng hoặc không đóng đảng phí 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng cho việc bỏ sinh hoạt hoặc không đóng đảng phí;
– Thực hiện các hoạt động như tự ý thực hiện 01 trong 02 hành vi sau: trả thẻ Đảng viên hoặc huỷ thẻ Đảng viên;
– Nhận thấy cá nhân không còn duy trì được sự nhiệt huyết, ý chí phấn đấu giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ Đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ;
– Có hành vi vi phạm tư cách Đảng viên trong 02 năm liền;
– Đồng thời, việc xem xét về tiêu chuẩn chính trị định kỳ nên trong trường hợp Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị cũng nằm trong trường hợp xem xét xóa tên.
Với quy định trên thì Đảng viên sẽ bị chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy có thẩm quyền để tiến hành quyết định xóa tên trong danh sách Đảng viên.
1.2. Thủ tục xóa tên đảng viên trong danh sách đảng viên hiện nay được quy định như thế nào?
Việc xóa tên một cá nhân ra khỏi danh sách Đảng viên cần thực hiện theo hướng dẫn, trình tự. Hiện nay, những nội dung này đã được quy định tại tiểu mục 11.1 Mục 11
– Trước tiên, Đảng viên có trách nhiệm làm
Còn trong trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xoá tên đảng viên;
– Chi bộ, Đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xem xét xoá tên đảng viên, thực hiện thủ tục xem xét theo hướng dẫn tại Điểm 4.6, Mục 4 của Hướng dẫn này. Theo đó, thủ tục xóa danh sách Đảng viên cần được thực hiện theo tiểu mục 4.6 Mục 4 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021, thủ tục xóa tên Đảng viên trong danh sách Đảng viên được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Chi bộ xem xét về việc xóa tên Đảng viên:
Xóa tên Đảng viên cần trải qua biểu quyết nếu trường hợp có 2/3 Đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên Đảng viên thì chi bộ ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy cấp trên;
Bước 2. Đảng ủy cơ sở xem xét:
Đối với trường hợp có 2/3 đảng ủy viên trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên Đảng viên thì Đảng ủy ra nghị quyết và tiến hành báo cáo cáo ủy có thẩm quyền;
Bước 3. Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền kết nạp Đảng viên xem xét:
Trường hợp có 1/2 thành viên biểu quyết đồng ý xoá tên thì Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền kết nạp Đảng viên ra quyết định xóa tên Đảng viên khỏi danh sách Đảng viên.
Bước 4. Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp Đảng viên ra quyết định xoá tên:
Trường hợp có ít nhất 2/3 đảng ủy viên đương nhiệm đồng ý thì Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp Đảng viên ra quyết định xoá tên.
2. Thực hiện việc khiếu nại xóa tên đảng viên được thực hiện ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, Đảng viên có quyền khiếu nại đối với việc bị xóa tên khỏi danh sách Đảng viên trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xoá tên. Khi đó, chi bộ báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền xem xét. Căn cứ theo tiểu mục 8.2 Mục 8 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 thì việc giải quyết khiếu nại về xóa tên Đảng viên được thực hiện như sau:
– Đảng viên nếu nhận thấy quyết định xóa tên Đảng viên áp dụng với mình là sai phạm thì hoàn toàn có quyền khiếu nại, thực hiện khiếu nại với cấp uỷ cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Việc giải quyết khiếu nại hoàn toàn có thể được hỗ trợ từ cơ quan tổ chức của cấp uỷ, cơ quan này thực hiện viêc tham mưu giúp cấp uỷ giải quyết khiếu nại;
– Liên quan đến các nội dung về thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau:
+ Thời hạn giải quyết đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương thông thường đượcgiải quyết là không quá 90 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại;
+ Còn trong trường hợp cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại: thì thời hạn giải quyết là không quá 180 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Với nội dung nêu trên thì cần lưu ý một số các nội dung sau:
– Đảng viên được pháp luật bảo vệ quyền khiếu nại nhưng cần biết rằng khiếu nại sẽ không được giải quyết nếu;
+ Thực hiện quyền này khi đã quá thời hạn thời hạn cho phép, cụ thể là quá 30 ngày làm việc kể từ ngày Đảng viên nhận được quyết định xoá tên;
+ Đối với trường hợp xóa tên Đảng viên thì phải được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận nên nếu cso vi phạm về thẩm quyền giải quyết thì sẽ không được giải quyết;
+ Cá nhân thực hiện khiếu nại hộ;
+ Bên cạnh đó việc khiếu nại được thực hiện trong trường hợp chưa có quyết định xoá tên của cấp uỷ đảng có thẩm quyền.
Lưu ý rằng: Việc giải quyết khiếu nại về xoá tên đối với Đảng viên ở ngoài nước được thực hiện theo quy định riêng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011;
– Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng;
– Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.