Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Trước hết cần khái quát về các dấu hiệu tội phạm nói chung thông qua các yếu tố cấu thành tội phạm.
Cấu thành tội phạm là một trong những điều kiện chung và quan trọng nhất để định tội danh chính xác, những hành vi nguy hiểm cho xã hội không thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của 01 Cấu thành tội phạm thì không thể đặt ra việc Định tội danh. Theo khoa học hình sự thì cấu thành tội phạm có 04 yếu tố: Khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm.
Mục lục bài viết
1. Về mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra ngoài thế giới khách quan, bao gồm hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ giữa hành vi với hậu quả, phương tiện, công cụ, phương pháp, thời điểm, thực hiện tội phạm.
+ Về hành vi khách quan
Dấu hiệu bắt buộc phải có ở tất cả tội phạm đó là hành vi khách tức phải có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nếu một người thực hiện hành vi không gây nguy hiểm cho xã hội, không thực hiện hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ thì không thể coi là tội phạm. Hành vi nguy hiểm này được thể hiện bằng việc thực hiện hay không thực hiện hành động thuộc các trường hợp cấm của luật. Người thực hiện hành vi biết hoặc có nghĩa vụ phải biết việc mình làm hay không thực hiện hành động mà từ đó gây nên nguy hiểm cho xã hội thì sẽ có hành vi khách quan để cấu thành tội phạm.
Hành vi hành động là việc chủ thể thực hiện một việc mà quy định hình sự cấm. Hầu hết các tội phạm trong Bộ luật Hình sự được thực hiện bằng hành vi hành động.
Hành vi không hành động là việc chủ thể trong khi có đủ điều kiện để thực hiện một việc nhưng cố tình không làm. Để truy cứu trách nhiệm với người thực hiện hành vi không hành động phải xét đến các yếu tố, điều kiện để thực hiện nghĩa vụ hay thực hiện hành vi thuộc chuyên môn nghiệp vụ của mình nhưng người đó cố tình không làm.
+ Về hậu quả
Hậu quả thực tế xảy ra là thiệt hại về vật chất và thiệt hại tinh thần. Thiệt hại vật chất bao gồm những thiệt hại đo đếm được về lượng, xác định được về mức độ như tỷ lệ tổn thương cơ thể, tài sản bị mất, hư hỏng, suy giảm, chết người, Thiệt hại tinh thần là những thiệt hại không xác định được về chất, về lượng, về mức độ như xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tư tưởng của Đảng, chính sách, Hậu quả có ý nghĩa quan trọng để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Hậu quả tác hại càng lớn thì mức độ nguy hiểm của tội phạm càng cao.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm
Hành vi khách quan phải là nguyên nhân làm phát sinh, gây ra kết quá đó là hậu quả của tội phạm. Dựa vào mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả có ý nghĩa xác định giai đoạn hoàn thành của tội phạm. Tội có cấu thành hình thức được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Còn tội có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra hậu quả thực tế.
Điều kiện của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của tội phạm dựa vào: hành vi vi phạm phải xảy ra trước thời điểm phát sinh hậu quả, trong hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế, nguyên nhân trực tiếp phát sinh hậu quả, một hậu quả xảy ra có thể do một hoặc nhiều hành vi gây ra.
+ Về thời gian, địa điểm
Vấn đề bắt buộc phải chứng minh trong tất cả vụ án hình sự đó là tội phạm phải tồn tại ở thời gian và địa điểm nhất định. Trong một số trường hợp thì dấu hiệu về thời gian, địa điểm là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm. Ví dụ như: tội buôn lậu phải có địa điểm thực hiện là qua biên giới hay tội giết người trong khi thi hành công vụ phải được thực hiện trong thời gian đang thi hành công vụ, …
+ Về công cụ, phương tiện, phương pháp thực hiện tội phạm
Các dấu hiệu về công cụ, phương tiện, phương pháp là những dấu hiệu của mặt khách quan. Các dấu hiệu này không phải là dấu hiệu bắt buộc, có thể có hoặc không để định tội. Nếu trong một số tội phạm quy định dấu hiệu này là tình tiết định khung thì cơ quan, người tiến hành tố tụng phải chứng minh được để định danh tội phạm.
2. Về mặt chủ quan của tội phạm:
Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm. Đó là những dấu hiệu về mặt tâm lý, tư tưởng của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội bao gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ, mục đích của tội phạm.
Các dấu hiệu này cụ thể được thể hiện như sau:
+ Về dấu hiệu lỗi
Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó của mình gây ra, đây là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Lỗi bao gồm lỗi cố ý (cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp) và lỗi vô ý (vô ý vì quá tự tin, vô ý vì cẩu thả).
Lỗi cố ý trực tiếp: Lỗi cố ý trực tiếp là việc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn nó xảy ra. Từ khái niệm này, lỗi cố ý trực tiếp được thể hiện rõ ràng ở hai điểm: thứ nhất, người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi, hậu quả tất yếu xảy ra hoặc có thể xảy ra; thứ hai, người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra.
Trong cấu thành tội phạm của phần lớn các tội phạm trong Bộ luật hình sự được quy định bởi hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Đối với một số tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức (hậu quả thực tế rất khó được xác định) thì cần xác định rõ ràng mức độ hình dung về hậu quả để xác định tội phạm
Lỗi cố ý gián tiếp: Lỗi cố ý gián tiếp là việc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng cố ý (có ý thức được hành vi) để mặc cho nó xảy ra. Từ khái niệm rút ra được hai đặc trưng cơ bản về lỗi cố ý gián tiếp đó là: thứ nhất, người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi, hậu quả tất yếu xảy ra hoặc có thể xảy ra; thứ hai, người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc, chấp nhận hậu quả xảy ra.
Lỗi vô ý vì quá tự tin: Lỗi vô ý vì quá tự tin là việc người phạm tội có khả năng nhận biết được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng lại cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cho rằng mình có thể ngăn ngừa được hậu quả. Từ khái niệm trên lỗi vô ý quá tự tin thể hiện: thứ nhất, người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và hậu quả có thể xảy ra; thứ hai, người phạm tội loại trừ khả năng hậu quả xảy ra.
Do phải có hậu quả thực tế diễn ra nên hầu hết các tội thực hiện với lỗi vô ý là các tội có cấu thành tội phạm vật chất.
Lỗi vô ý vì cẩu thả: Lỗi vô ý vì cẩu thả là việc người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặc dù pháp luật quy định cho người này phải biết và đủ điều kiện để biết về hành vi gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Dấu hiệu biểu hiện của lỗi vô ý do cẩu thả là: thứ nhất, người phạm tội có điều kiện thấy trước hành vi có thể gây ra hậu quả và hậu quả thực tế có thể xảy ra; thứ hai, người phạm tội không có khả năng điều khiển được hành vi của mình, tức thực hiện hành vi không có ý chí.
+ Về động cơ, mục đích
Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy con người thực hiện hành vi biểu hiện ra bên ngoài. Mục đích là kết quả trong ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi. Do vậy người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội có thể có động cơ phạm tội hoặc mục đích phạm tội, vì những tội có lỗi vô ý thì thường không có động cơ, mục đích rõ ràng trực tiếp đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội biểu hiện ra bên ngoài và đối với hậu quả mình gây ra.
3. Về chủ thể của tội phạm:
Chủ thể tội phạm theo quy định của
Về tuổi chịu Trách nhiệm hình sự: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ một số trường hợp luật có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều Điều 123, Điều 134, Điều 141, Điều 142, Điều 143, Điều 144, Điều 150, Điều 151, Điều 168, Điều 169, Điều 170, Điều 171, Điều 173, Điều 178, Điều 248, Điều 249, Điều 250 Điều 25, Điều 252, Điều 265, Điều 266, Điều 286, Điều 287, Điều 289, Điều 290, Điều 299, Điều 303, Điều 304 của Bộ luật hình sự.
4. Về khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
Những mối quan hệ được