Nguyên nhân những bất cập trong áp dụng quy định tội đánh bạc. Hệ thống pháp luật về tội đánh bạc còn những hạn chế nào?
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và khó áp dụng vì chậm được hướng dẫn thi hành. Văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ pháp lý quan trọng đối với hoạt động áp dụng pháp luật. Một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, đầy đủ, cụ thể, có tính khả thi cao là điều kiện thuận lợi bảo đảm hiệu quả, chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật.
Theo TS. Phạm Minh Tuyên, tuy các quy định tại Điều 321 và 322 của
Đối với
Thứ nhất, về số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc
Theo khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết số 01 có hướng dẫn
“a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc”.
Đối với hướng dẫn trên chúng ta thấy, đối với quy định tại điểm a là phù hợp và dễ áp dụng. Song đối với quy định tại điểm b và c sẽ có những vướng mắc, bất cập như sau:
Hiểu thế nào về thuật ngữ “có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc”, khi thu giữ tiền trong người các con bạc cũng như thu giữ ở những nơi khác? Theo tác giả đây là một quy định mang tính định tính và tùy nghi, dẫn đến tình trạng tùy tiện trong việc xử lý các vụ án đánh bạc. Bởi lẽ, sẽ không có chứng cứ để chứng minh số tiền thu giữ trong người các con bạc và thu giữ ở các nơi khác là đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc mà chỉ căn cứ vào lời khai của người đánh bạc để kết luận số tiền đó đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc. Nếu người đánh bạc thừa nhận thì số tiền đó sẽ được dùng để tính định lượng truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu không thừa nhận thì cũng không được dùng để tính là định lượng truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy sẽ không phù hợp với quy định tại Điều 98 BLTTHS 2015 là “Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội” và cũng dẫn đến tình trạng oan sai trong tố tụng hình sự hoặc bỏ lọt tội phạm.
Thứ hai: Bất cập đối với quy định về cộng dồn tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc
Tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 01 có hướng dẫn:
2. Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét cụ thể như sau:
a) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 5.000.000 đồng) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc;
b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;
c) Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự…
Và tại khoản 4 Điều 1 cũng có hướng dẫn:
4. Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:
a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;
b) Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa… (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa… trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.
Hướng dẫn như trên theo tác giả là không hợp lý và rất khó để truy cứu trách nhiệm hình sự người đánh bạc theo khoản 2 Điều 321 BLHS bởi lẽ: Trong trường hợp đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá thì mỗi một lần cá độ trong một trận bóng đá là một lần đánh bạc và trong một đêm, một người có thể cá độ ở nhiều trận bóng đã khác nhau và mỗi lần chỉ là 49.000.000₫ thì cũng không được phép cộng các lần cá độ đó để tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc để xác định trách nhiệm hình sự đối với họ trong việc định khung hình phạt. Chính vì vậy thực tiễn xét xử có những vụ án, một người trong một đêm cá độ ở nhiều trận bóng đá khác nhau số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng nhưng cũng chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 321 BLHS với tình tiết tăng nặng là phạm tội 02 lần trở lên quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS. Trong khi đó một người trong một ngày nhiều lần ghi số đề thì cũng chỉ tính là một lần và nếu trong ngày đó họ ghi đề nhiều lần mà cộng vào mà số tiền trên năm mươi triệu thì họ lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 321 BLHS và không phải chịu tình tiết tăng nặng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS. Đây rõ ràng là không đúng với nguyên tắc công bằng trong Luật hình sự Việt Nam.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ thẩm phán trong tỉnh chưa có sự thống trong đường lối xét xử, cùng một hành vi phạm tội nhưng mỗi cấp
Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ thẩm phán còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm trong công việc của một số thẩm phán chưa cao, chưa thực sự chú tâm vào việc nghiên cứu hồ sơ vụ án. Vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng “án tại hồ sơ” nên thực tế nhiều vị thẩm phán chủ quan, thiếu tính trách nhiệm cho rằng có thể đánh giá hết hành vi thông qua hồ sơ, mà chưa thấy hết được những thiếu sót trong quá trình tố tụng từ khâu điều tra.
Tội phạm đánh bạc hiện nay biến tướng dưới mọi hình thức, sử dụng mọi thủ đoạn, nên việc đòi hỏi trình độ pháp luật cũng như am hiểu về kiến thức nghiệp vụ là rất lớn, nhưng đội ngũ thẩm phán giỏi còn hạn chế. Hiện nay số lượng biên chế thẩm phán tại các cấp Tòa án còn thiếu, thậm chí có Toà án cấp huyện chỉ có khoảng 4 thẩm phán nhưng số lượng án phải giải quyết nhiều, nên chất lượng xét xử các vụ án theo đó cũng không được đảm bảo.