Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do chính người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật đã quy định. Vậy mức phạt khi phạt tiền, cắt lương thay cho kỷ luật lao động được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Có được phạt tiền, cắt lương thay cho kỷ luật lao động không?
Kỷ
– Hình thức khiển trách.
– Hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
– Hình thức cách chức.
– Hình thức sa thải.
Pháp luật cũng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động, các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động được quy định cụ thể tại Điều 127
– Xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
– Phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động.
– Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong
Theo đó, một trong các hành vi bị cấm khi thực hiện xử lý kỷ luật lao động đó chính là phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng người sử dụng lao động không được phạt tiền, cắt lương thay cho kỷ luật lao động đối với người lao động.
2. Mức phạt khi có hành vi phạt tiền, cắt lương thay cho kỷ luật lao động:
Như đã nói ở trên, người sử dụng lao động không được phạt tiền, cắt lương thay cho kỷ luật lao động đối với người lao động. Nếu người sử dụng lao động mà phạt tiền, cắt lương thay cho kỷ luật lao động đối với người lao động hoặc có thỏa thuận với người lao động sử dụng phương thức phạt tiền, cắt lương thay cho kỷ luật lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm quy định về vấn đề kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, Điều này quy định như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thực hiện thông báo nội quy lao động đến cho toàn bộ người lao động hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở tại những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:
+ Không có nội quy lao động bằng văn bản khi mà sử dụng từ 10 lao động trở lên;
+ Không thực hiện đăng ký nội quy lao động theo quy định của pháp luật;
+ Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi mà đã có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trước khi ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động;
+ Sử dụng nội quy lao động khi chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;
+ Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng với trình tự; thủ tục; thời hiệu theo quy định của pháp luật;
+ Tạm đình chỉ công việc quá thời hạn theo các quy định của pháp luật;
+ Trước khi đình chỉ công việc của người lao động, người sử dụng lao động không có tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị thực hiện xem xét tạm đình chỉ công việc làm thành viên.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong những hành vi sau đây:
+ Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của chính người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Dùng hình thức phạt tiền hoặc là cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
+ Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không có thỏa thuận trong
+ Áp dụng nhiều các hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;
+ Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong những thời gian sau đây:
++ Thời gian nghỉ ốm đau;
++ Thời gian nghỉ điều dưỡng;
++ Thời gian nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
++ Thời gian đang bị tạm giữ;
++ Thời gian đang bị tạm giam;
++ Thời gian đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm.
Theo quy định trên, nếu người sử dụng lao động mà phạt tiền, cắt lương thay cho kỷ luật lao động đối với người lao động hoặc có thỏa thuận với người lao động sử dụng phương thức phạt tiền, cắt lương thay cho kỷ luật lao động thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đồng thời, người sử dụng lao động cũng sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.
3. Người lao động phải làm gì khi người sử dụng lao động phạt tiền, cắt lương thay cho kỷ luật lao động?
Khi người lao động bị người sử dụng lao động phạt tiền, cắt lương thay cho kỷ luật lao động thì người lao động có thể lựa chọn một trong các phương thức sau đây để đảm bảo được quyền lợi cho mình:
Cách 1: khiếu nại
Thực hiện khiếu nại lần đầu:
– Khi người lao động cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, đã có xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình (người sử dụng lao động phạt tiền, cắt lương thay cho kỷ luật lao động) thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu.
– Người giải quyết khiếu nại lần đầu chính là người sử dụng lao động.
Thực hiện khiếu nại lần hai:
– Người lao động khiếu nại lần hai khi người sử dụng lao động phạt tiền, cắt lương thay cho kỷ luật lao động trong trường hợp:
+ Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của chính người sử dụng lao động.
+ Quá thời hạn quy định về giải quyết khiếu nại lần đầu mà việc khiếu nại không được giải quyết.
– Người lao động gửi khiếu nại lần hai về việc người sử dụng lao động phạt tiền, cắt lương thay cho kỷ luật lao động đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
Cách 2: khởi kiện ra tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Bên cạnh việc khiếu nại về việc người sử dụng lao động phạt tiền, cắt lương thay cho kỷ luật lao động thì người lao động có quyền khởi kiện tại Tòa án khi:
– Ngay từ đầu người lao động có thể chọn khởi kiện tại Tòa án khi mà cho rằng quyết định, hành vi của chính người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
– Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu của người sử dụng lao động;
– Quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà người lao động vẫn chưa được giải quyết;
– Người lao động không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần hai;
– Quá thời hạn để giải quyết khiếu nại lần hai mà người lao động chưa được giải quyết.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019.
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng.