Quyết định thời gian thử thách khi áp dụng án treo: Thời gian thử thách được quy định thế nào? Cách tính thời gian thử thách như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thời gian thử thách của án treo:
Khi quyết định cho người bị phạt tù được hưởng án treo, Tòa án phải tuyên TGTT đối với người này trong khoảng thời gian luật định vì án treo chỉ có ý nghĩa khi thời gian thử thách được tuyên và được thực hiện trên thực tế. Đó là khoảng thời gian đủ để người bị án treo tự khẳng định về sự tự giác cải tạo, giáo dục của mình. TGTT của án treo cũng giúp Tòa án có điều kiện kiểm tra tính đúng đắn trong việc áp dụng án treo, thông qua phân tích đánh giá những thông tin cần thiết từ cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm giám sát giáo dục người được hưởng án treo. Vì vậy, việc tuyên TGTT của án treo là bắt buộc, không thể cho hưởng án treo mà lại miễn thời gian thử thách. Từ trước đến nay việc ấn định thời gian thử thách của án treo được quy định trong nhiều văn bản.
Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 về việc tổ chức Toà án quân sự quy định:
Khi phạt tù tòa có thể cho tội nhân được hưởng án treo nếu có những lý do đáng khoan hồng. Bản án xử treo sẽ tạm đình việc thi hành. Nếu trong 5 năm bắt đầu từ ngày tuyên án, tội nhân không bị Tòa án quân sự làm tội một lần nữa về một việc mới, thì bản án đã tuyên sẽ hủy đi, coi như không có. Nếu trong 5 năm ấy, tội nhân bị kết án một lần nữa trước một Tòa án quân sự thì bản án treo sẽ đem thi hành.
Theo quy định trên thì thời gian thử thách của án treo cố định là 5 năm. Quy định như trên là cứng nhắc, không công bằng vì thời gian cải tạo đối với người phạm tội bị kết án tù ở mức độ nhẹ và thời gian cải tạo đối với người phạm tội bị kết án tù ở mức độ cao hơn lại bằng nhau. Ví dụ: A bị Tòa án xử phạt 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm, B bị phạt tù 3 năm nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách cũng là 5 năm, điều này là không công bằng đối với A. Vì vậy có Toà án muốn tránh sự bất bình đẳng đó, đã tự tuyên thời gian thử thách của án treo tùy theo từng trường hợp dài ngắn khác nhau, không tuyên cố định 5 năm như Sắc lệnh số 21/SL đã quy định. Trong phần đánh giá sơ bộ tình hình áp dụng án treo tại Thông tư số 2308/NCPL ngày 01/12/1961, Toà án nhân dân tối cao không coi đây là vi phạm mà cho đó là sự linh hoạt: “Bên cạnh những nhược điểm và thiếu sót một số toà án cũng đã áp dụng những biện pháp linh hoạt như: Một số tòa án đã không áp dụng thời gian cố định 5 năm như trước mà đã ấn định thời gian thử thách dài ngắn tùy theo hình phạt nặng nhẹ và tùy theo bản chất can phạm”. Thông tư số 2308/NCPL ngày 01/12/1961, Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cách xác định thời gian thử thách của án treo cụ thể hơn: “Khi cho hưởng án treo, tòa án phải ấn định một thời gian thử thách trong khoảng từ 1 đến 5 năm dài ngắn tùy theo hình phạt và tùy theo bản chất của can phạm. Thời gian thử thách nói chung phải dài hơn mức hình phạt chính”. Theo thông tư này thời gian thử thách của án treo có thể được Toà án tuyên bằng hoặc thậm chí ít hơn mức phạt tù đã cho hưởng án treo, điều này là bất hợp lý. Hướng dẫn này được sử dụng cho đến khi ban hành BLHS năm 1985.
BLHS năm 1985 quy định: “Khi xử phạt tù không quá năm năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”. Thực tế có nhiều
Để khắc phục những nhược điểm trong các văn bản hướng dẫn trước đây, Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 44 BLHS quy định:
Theo khoản 1 Điều 44 BLHS thì thời gian thử thách của án treo là từ 1 năm đến 5 năm, bất cứ trường hợp nào cũng không được dưới 1 năm hoặc quá 5 năm và không được ít hơn mức hình phạt tù. Thời gian thử thách của án treo là bắt buộc, không được cho hưởng án treo mà lại miễn thời gian thử thách.
BLHS năm 1999 quy định:
Khi xử phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 năm đến 5 năm [Điều 60, Khoản 1].
BLHS năm 2015 quy định:
Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự [Điều 65, Khoản 1].
Theo quy định này thì việc ấn định TGTT là bắt buộc, còn TGTT thì ít nhất là một năm, nhiều nhất là năm năm. Nếu TGTT được ấn định ít hơn một năm hoặc nhiều hơn năm năm đều là không đúng.
Điều 3 Nghị quyết 02/2018 ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán
Về cách tính thời gian thử thách của án treo, trong các BLHS trước đây cũng như BLHS năm 2015 không có quy định cụ thể mà quy định trong các nghị quyết. Tại mục 6.4 của Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định:
Khi cho người bị xử phạt tù hưởng án treo, trong mọi trường hợp Tòa án phải ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm và phân biệt như sau:
a) Trường hợp người bị xử phạt tù không bị tạm giam thì thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới một năm và không được quá năm năm.
b) Trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giam thì lấy mức hình phạt tù trừ đi thời gian đã bị tạm giam để xác định mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành. Thời gian thử thách trong trường hợp này bằng hai lần mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành, nhưng không được dưới một năm và không được quá năm năm.
Ví dụ: Toà án xử phạt A ba năm tù cho hưởng án treo. Do A đã bị tạm giam một năm, như vậy mức hình phạt tù còn lại A phải chấp hành là hai năm (3 năm 1 năm= 2 năm). Tòa án ấn định thời gian thử thách đối với A là bốn năm (2 năm x 2 = 4 năm).
c) Trong trường hợp đặc biệt thì Toà án có thể ấn định thời gian ngắn hơn mức được hướng dẫn tại các điểm a và b tiểu mục 6.4 này, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Hướng dẫn như Nghị quyết trên là phức tạp, khó áp dụng. Vì vậy tại điều 3
Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao tổ chức thực hiện đúng quy định tại Điều 65 của
Theo công văn này thì Tòa án không được trừ thời gian tạm giữ, tạm giam không được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
Như vậy, việc ấn định thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo về cơ bản thống nhất là không được dưới 01 năm và không được quả 05 năm, còn việc ấn định cụ thể thời gian thử thách vẫn có nhiều bất cập đòi hỏi phải có sự hướng dẫn khoa học hơn.
2. Cách tính thời gian thử thách của án treo:
Án treo có ý nghĩa và phát huy đúng tác dụng khi trong bản án cho hưởng án treo có một thời gian thử thách được tuyên đúng, đủ cho người phạm tội tự khẳng định mình về tính tự cải tạo, giáo dục để hòa nhập với cộng đồng. Qua đó, Toà án cũng có điều kiện để kiểm tra sự đúng đắn trong việc áp dụng án treo trên cơ sở phân tích, đánh giá những thông tin cần thiết từ hai chiều (phía cơ quan hoặc tổ chức xã hội và phía người phạm tội) về thái độ cải tạo, tu dưỡng của người phạm tội. Vì vậy mà cách tính thời gian thử thách như thế nào là hợp lý là một việc hết sức quan trọng trong việc ấn định thời gian thử thách của án treo. Trong lịch sử phát triển của chế định án treo, cách tính TGTT được quy định khác nhau qua từng thời kỳ.
Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 quy định thời gian thử thách của án treo được tính “bắt đầu từ ngày tuyên án”. Thông tư số 2308/NCPL ngày 01/12/1961, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Thời gian thử thách này bắt đầu từ khi bản án đã trở thành nhất định”. Công văn số 1327/NCPL ngày 4/11/1965 gửi Toà án nhân dân tỉnh Hà Tây, Toà án nhân dân tối cao lại hướng dẫn: “Thời gian thử thách có thể tính từ ngày tuyên án sơ thẩm… Cần nói rõ ngày bắt đầu tính thời gian thử thách (trong án) để cho việc chấp hành được dễ dàng”. Một trong những lí do khiến TANDTC có sự thay đổi này là sẽ có tác dụng thiết thực giáo dục, ngăn ngừa ngay đối với người bị kết án. Người bị kết án sẽ hiểu rằng nếu y lại phạm tội mới trong khi chờ xét xử lại, tức là y đã phạm tội mới trong thời gian thử thách..”. Ở các giai đoạn này, cách tính thời gian thử thách của án treo thiếu sự thống nhất trong thực tiễn xét xử.
BLHS năm 1985 ban hành thì cách tính thời gian thử thách của án treo chưa được quy định cụ thể trong luật mà căn cứ vào các văn bản hướng dẫn áp dụng BLHS. Mục 4 phần VII Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 TANDTC hướng dẫn: “Thời gian thử thách là từ một năm đến năm năm, tỉnh từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị hoặc bản án phúc thẩm cho hưởng án treo mới)”. Cách tính này giống với hướng dẫn tại Thông tư số 2308/NCPL ngày 1/12/1961. Tuy nhiên, trường hợp người bị Toà án cấp sơ thẩm phạt tù nhưng cho hưởng án treo, bản án đó bị kháng nghị, kháng cáo. Trong thời gian chờ đợi toà phúc thẩm xét xử, người phạm tội lại phạm tội mới. Nếu Toà án không coi đây là phạm tội mới trong TGTT thì sẽ không công bằng. Người bị kết án trong thời gian chờ xét xử phúc thẩm sẽ không bị coi là phạm tội trong TGTT nên không được buộc họ thi hành hình phạt tù mà họ đã được hưởng án treo. Như vậy, sẽ không đảm bảo được yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tái phạm. Chính vì vậy, ngày 6/4/1988 TANDTC ban hành thông tư số 01/NCPL đã thay thế:
Thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày tuyên án treo đầu tiên, cụ thể như sau: Nếu xử sơ thẩm thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án và phải ghi rõ ngày, tháng, năm. Nếu bị cáo đang bị tạm giam thì phải tuyên thệ ngày bị cáo. Nếu án sơ thẩm bị kháng cáo hay kháng nghị (kể cả trường hợp án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm) mà khi xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm vẫn y án treo của án sơ thẩm thì thời gian thử thách cũng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Nếu án sơ thẩm phạt tù giam, án phúc thẩm hoặc án giám đốc thẩm cải án sơ thẩm cho bị cáo hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm.
Mục 2 phần II Nghị quyết số 02-HĐTP/NQ ngày 16/11/1988 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC quy định: “Thông tư số 01-NCPL ngày 6-4-1988 có hướng dẫn là thời gian thử thách được tính từ ngày tuyên án treo đầu tiên, tức là tùy trường hợp có thể là ngày tuyên án sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm. Cách tính này nhằm giải quyết cho người bị kết án đỡ bị thiệt thòi vì việc xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thường chậm. Nay điều 226 quy định “Những bản án và quyết định được thi hành là những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật”. Do đó “từ nay thống nhất tính thời gian thử thách của án treo từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật…”. Hướng dẫn này lại nảy sinh những bất cập giống với hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 05/01/1986.
Mục 2 phần 3 Nghị quyết số 01-HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC quy định:
Để phát huy tác dụng phòng ngừa của án treo, tránh tình trạng người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm hoặc phạm tội mới trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm mà không bị coi là phạm tội trong thời gian thử thách, từ nay thời gian thử thách của án treo tính từ ngày tuyên bản án cho hưởng án treo; nếu có nhiều bản án cho hưởng án treo thì tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo. Nghĩa là: nếu Tòa án cấp sơ thẩm cho người bị kết án được hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm; nếu Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án phúc thẩm; nếu cả Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều không cho hưởng án treo, nhưng Tòa án cấp giám đốc cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án giám đốc thẩm; nếu Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Tòa án cấp giám đốc thẩm lại cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Hướng dẫn tại Nghị quyết này được áp dụng cho tới năm 2007. Cách tính thời gian thử thách này là hợp lý hơn cả, và phát huy được tác dụng đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Mục 6.5 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 và Điều 4 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đều quy định thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách được xác định là ngày tuyên án đầu tiên cho hưởng án treo. Điều 5 Nghị quyết 02/2018 ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc Hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS quy định “Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách được xác định như sau:
1. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.
2. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.
3. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.
4. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
5. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu.
6. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.
7. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.
8. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Như vậy, theo các văn bản hướng dẫn do TAND tối cao ban hành về áp dụng án treo thì thời điểm tính thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo có sự thay đổi. Có thời gian tính từ ngày bản án có hiệu lực, có thời gian lại tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo, rồi lại tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và hiện nay là tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo. Tuy nhiên, thời điểm tính thời gian thử thách của người được hưởng án treo có nhiều vấn đề bất cập nhưng theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2018 ngày 15/5/2018 thì thời gian thử thách án treo tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo, hướng dẫn này là rõ ràng, cụ thể và hợp lí, khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn xét xử.