Thỏa thuận chọn quốc tịch cho con hiện nay thể hiện sự thống nhất quan điểm của người cha, hoặc người mẹ thông qua văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền về vấn đề quốc tịch. Vậy Mẫu văn bản thỏa thuận chon quốc tịch cho con mới nhất có nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu văn bản thỏa thuận chọn quốc tịch cho con mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam/ Independence – Freedom – Happiness
———————
VĂN BẢN THỎA THUẬN CHỌN QUỐC TỊCH CHO CON
AGREEMENT ON CHILD’S NATIONALITY
Kính gửi: Đại sứ quán Việt Nam/ Lãnh sự quán Việt Nam tại …..
To: The Embassy of Vietnam/ Consulate of Vietnam in ……..
Hôm nay, ngày.….. tháng ….. năm…… , chúng tôi gồm:
Today, date…… month …… year……, We are:
1. Họ tên/ Full name: …….
Sinh ngày …… tháng …. năm …… Date of birth (dd/mm/yyyy):…..
CMND/ Hộ chiếu số (ID Card/Passport #):……
Dân tộc (Ethnic Group):……. Quốc tịch/ Nationality: …….
Nơi thường trú/tạm trú (Residence):…..
Và/And
2. Họ tên/ Full name…….
Sinh ngày …… tháng ……. năm …… Date of birth (dd/mm/yyyy):……
CMND/ Hộ chiếu số (ID Card/Passport #): ……..
Dân tộc (Ethnic Group):…….. Quốc tịch (Nationality): ……
Nơi thường trú/tạm trú (Residence):.…..
Cùng thỏa thuận đồng ý lựa chọn quốc tịch…… cho con chúng tôi là :
Fully agree to choose…… Citizenship for our child as:
Họ và tên/Full name:…….
Ngày tháng năm sinh/Date of Birth (dd/mm/yyyy):…….. Giới tính/Gender:……
CMND/Hộ chiếu/Giấy chứng sinh/ Giấy khai sinh số: ….
ID Card/Passport/Birth Certificate No:……
Dân tộc/Ethnic Group:.…..Quốc tịch/Nationality……
Chúng tôi cam đoan những lời tuyên bố trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình./We undertake that the above statements are true and complete and that we take full responsibility before the law for such
declarations.
Chữ ký của người cha Signature of the Child’s Father | Chữ ký của người mẹ Signature of the Child’s Mother |
2. Văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch cho con có bắt buộc phải cung cấp khi thực hiện khai sinh?
Khai sinh không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của cá nhân khi được sinh ra, thủ tục để hoàn tất vấn đề này hiện được quy định tại khoản 1 Điều 36
– Cá nhân đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Đối với việc khai sinh cho con nhưng xuất hiện trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con;
Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì nội dung được ghi nhận trong văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân;
– Hồ sơ để tiến hành khai sinh được chuyển đi hợp pháp thì ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin được cung cấp khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch sẽ tiến hành ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật này;
Để xác định về từng giai đoạn thực hiện thì công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh phải có trách nhiệm cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp có trách nhiệm thực hiện việc báo cáo lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh;
– Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.
Với nội dung đã trình bày thì cá nhân khi đi đăng ký khai sinh trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân phải bắt buộc thực hiện.
3. Đã có quốc tịch nước ngoài thì có thể thêm quốc tịch Việt Nam không?
Vấn đề xác định quốc tịch ảnh hưởng lớn đến thông tin về nguồn gốc của một con người, người không có quốc tịch có nghĩa là không nằm trong sự bảo hộ của bất kỳ quốc gia, những quyền lợi chính sách an sinh, việc làm cũng bị giới hạn. Mỗi quốc gia có cách xác định khác nhau và Việt Nam cũng là một trong các quốc gia nằm trong số đó. Theo Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam, theo đó:
Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
+ Đảm bảo yếu tố về năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Trong suốt quãng thời gian sinh sống tại Việt Nam thì tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
+ Cần có yếu tố cơ bản để hòa nhập vào cộng đồng Việt là biết tiếng Việt;
+ Xét về thời gian sinh sống tại Việt Nam thì người nước ngoài phải thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
+ Bên cạnh đó, cần có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam;
– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Người làm thủ tục xin nhập quốc tịch là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
+ Cá nhân người này có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Việc nhập quốc tịch phải đem đến lợi ích hoặc thuận lợi cho cả hai bên nên nhà hoạt động này nếu có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có thể được chấp thuận;
– Theo quy định thì người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép;
– Sử dụng tên thông dụng theo pháp luật Việt Nam thì người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;
– Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo Điều 9 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, theo đó:
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được coi là trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:
– Cá nhân này có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam;
– Xét về sự đóng góp thì phải tiến hành xem xét cá nhân này có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
– Quyết định khi nhập quốc tịch Việt Nam sao cho áp phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó;
– Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng;
– Ngiêm cấm tuyệt đối hành vi sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, thỏa thuận chon quốc tịch cho con thì cần đáp ứng các điều kiện đã được ghi nhận nêu trên, đồng thời cũng phải tìm hiểu quy định pháp luật mà đang có hộ tịch có cho phép cá nhân được phép mang nhiều quốc tịch hay không.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Quốc tịch Việt Nam;
– Luật Hộ tịch 2014;
– Nghị định số 16/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.