Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng cấu thành ngành nông nghiệp Việt Nam cũng như là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Theo quy định, thức ăn chăn nuôi phải qua khảo nghiệm. Vậy quyền, nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyền, nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi:
Chăn nuôi cung cấp thực phẩm thiết yếu chính cho người dân, giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Theo quy định, khảo nghiệm thức ăn được hiểu là thông qua việc nuôi dưỡng thử nghiệm trên vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất để tiến hành đánh giá sự an toàn, chất lượng của thức ăn chăn nuôi đối với vật nuôi và môi trường.
Khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi phải có những nội dung sau đây:
– Tiến hành phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi.
– Thực hiện đánh giá độc tính, độ an toàn đối với vật nuôi và môi trường.
– Thực hiện các nội dung khác trên cơ sở đặc thù của từng loại thức ăn chăn nuôi.
Đối với thức ăn chăn nuôi lần đầu được nhập khẩu từ quốc gia hay vùng lãnh thổ chưa được Việt Nam thừa nhận về quy trình khảo nghiệm, công nhận thức ăn chăn nuôi hoặc sản xuất tại Việt Nam có chứa chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam phải khảo nghiệm trước khi công bố sản phẩm (ngoại trừ thức ăn chăn nuôi được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép).
Căn cứ Điều 51 Luật chăn nuôi 2018 quy định cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi có các quyền, nghĩa vụ sau:
(1) Về quyền:
– Được quyền khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi trên cơ sở quy định của pháp luật.
– Được thanh toán các khoản chi phí khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo đúng quy định.
– Được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến vấn đề khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi.
(2) Về nghĩa vụ:
– Trong quá trình hoạt động, cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi phải chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện theo quy định.
– Phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi.
– Chịu trách nhiệm lưu hồ sơ khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi trong khoảng thời gian tối thiêu là 03 năm.
– Khi cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra về hoạt động khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi thì phải chấp hành đầy đủ việc kiểm tra đó.
2. Điều kiện cần đáp ứng của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi:
Căn cứ khoản 3 Điều 37 Luật chăn nuôi quy định cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Về vị trí xây dựng trang trại: đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi. Đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về mật độ chăn nuôi theo quy định.
– Đảm bảo đủ nguồn nước phải đảm bảo về chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải.
– Phải có biện pháp về bảo vệ môi trường trên cơ sở quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Đối với từng loại vật nuôi, phải có chuồng trại, thiết bị chăn nuôi phù hợp.
– Đảm bảo có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, lưu giữ hồ sơ đó trong vòng tối thiểu 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi.
– Từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại phải có khoảng cách an toàn.
– Về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật: phải đáp ứng yêu cầu về khảo nghiệm từng loại thức ăn chăn nuôi.
– Đối với người phụ trách kỹ thuật: đảm bảo có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch.
3. Mức xử phạt đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi vi phạm các quy định:
Theo quy định tại Điều 21 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BNN quy định mức phạt khi cơ sở vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi như sau:
– Đối với hành vi cơ sở khảo nghiệm không lưu hoặc lưu không đầy đủ hồ sơ về quá trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi: xử phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
– Đối với hành vi cơ sở khảo nghiệm không có người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch: xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
– Đối với hành vi cơ sở khảo nghiệm không có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn chăn nuôi: xử phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
– Đối với hành vi công bố kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi không trung thực: mức xử phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
– Bên cạnh bị xử phạt tiền như trên, cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi còn bị xử phạt bổ sung như sau:
+ Đối với hành vi vi phạm công bố kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi không trung thực: đình chỉ hoạt động khảo nghiệm của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi từ 01 tháng đến 03 tháng.
4. Mua bán thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng điều kiện nào theo quy định?
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm dùng cho vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống đã qua chế biến như thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.
Thức ăn chăn nuôi thương mại là thức ăn chăn nuôi được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.
Căn cứ quy định tại Điều 40 Luật chăn nuôi năm 2018 quy định mua bán thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Phải có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp.
– Đảm bảo nơi bày bán, kho chứa thức ăn chăn nuôi phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.
– Đảm bảo phải có biện pháp phòng, chống sinh vậy gây hại.
Như vậy, để kinh doanh sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi, bạn cần phải đáp ứng điều kiện về sản xuất thức ăn chăn nuôi, mua bán thức ăn chăn nuôi, cũng như những điều kiện về thức ăn chăn nuôi trước khi lưu thông trên thị trường theo các quy định trên.
Bên cạnh đó, thức ăn chăn nuôi cũng cần phải đáp ứng các điều kiện sau trước khi lưu thông trên thị trường:
+ Đảm bảo phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng.
+ Công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
+ Đảm bảo chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
+ Đảm bảo công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
+ Nhãn và tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo đáp ứng điều kiện theo quy định.
Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng các điều kiện được pháp luật quy định cụ thể như: cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại, có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi, có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp,…
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BNN Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi.
Luật chăn nuôi số