Tạm giữ trong Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015. Hệ thống các quy định về biện pháp tạm giữ không chỉ dừng lại ở những quy định tại BLTTHS. Thêm vào đó, chúng còn được quy định tại các văn bản luật khác có liên quan và các văn bản dưới luật.
Liên quan đến biện pháp tạm giữ, mặc dù pháp luật Tố tụng hình sự đã có các quy định liên quan đến đối tượng, căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp tạm giữ. Thế nhưng, hoạt động thi hành tạm giữ lại được giải quyết bởi một văn bản luật khác. Hiện nay, văn bản điều chỉnh thi hành tạm giữ là Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015.
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25-11-2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 theo Nghị quyết số 41 ngày 20/6/2017 của Quốc hội khóa XIV. Sự ra đời của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 đã một phần nào tháo gỡ những khó khăn, hạn chế của các văn bản cũ liên quan đến tạm giữ, tạm giam như là
Mục lục bài viết
1. Về những quy định chung:
Khái niệm về người bị tạm giữ được cụ thể hóa hơn “là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự”, khác với khái niệm người bị tạm giữ so với quy định tại Điều 2 Quy chế về tạm giữ, tạm giam khi chỉ quy định “Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và đối với họ đã có Lệnh tạm giữ”, trong khi thực tế người bị tạm giữ còn bị bắt trong các trường hợp khác như: Truy nã, đầu thú, tự thú …”. Bên cạnh đó, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đưa ra khái niệm một số định nghĩa khác như: Chế độ tạm giữ, tạm giam; Cơ sở giam giữ; Trích xuất; Danh bản; Chỉ bản; thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Luật cũng đã bổ sung một số quy định về nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; Kiểm sát hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; Giám sát việc thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam; Những hành vi bị nghiêm cấm.
Đặc biệt, Luật cũng đã quy định cụ thể và rất cơ bản về những quyền mà người bị tạm giữ, tạm giam được hưởng và nghĩa vụ mà họ phải thực hiện trong quá trình bị tạm giữ, tạm giam (Điều 9). So với quy định cũ, quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ được quy định rải rác và chưa đầy đủ ở nhiều văn bản luật khác nhau. Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đã quy định cụ thể về những quyền cơ bản nhất của người bị tạm giữ; trong đó đã bổ sung một số quyền quan trọng cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam như: được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình (điểm a khoản 1); Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu (điểm c khoản 1); Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý (điểm đ khoản 1); Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự” (điểm e khoản 1); Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam (điểm g khoản 1). Bên cạnh đó người bị tạm giữ được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân (điểm b khoản 1 Điều 9). Đây là quy định mới, chưa từng có tiền lệ, có sự phân biệt với người chấp hành án phạt tù. Thực tế, theo quy định của pháp luật thì người bị tạm giữ chưa được xem là có tội, chỉ khi nào có bản án của Tòa án và bản án này có hiệu lực pháp luật thì khi đó họ mới được coi là có tội. Do đó, trong thời gian bị tạm giữ họ được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi họ đang bị tạm giữ là hoàn toàn hợp lý, là đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân.
2. Về hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ:
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 kế thừa các quy định về hệ thống tổ chức của các trại tạm giam, nhà tạm giữ trong Công an nhân dân, trong Quân đội nhân dân và buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng; đồng thời, để phù hợp với quy định của
Luật cũng quy định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý tạm giữ và của cơ quan thi hành án tạm giữ. Có thể thấy được hệ thống cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam đã tương đối tách bạch với cơ quan điều tra, nhất là trong Công an nhân dân, nhằm tránh được việc lạm quyền, bảo đảm được tính độc lập của hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam với hoạt động điều tra và tránh bức cung, nhục hình.
– Về chế độ quản lý giam giữ; chế độ của người bị tạm giữ; chế độ của người bị tạm giữ là người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam ra đời đã góp phần đảm bảo tốt hơn quyền con người nói chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ nói riêng theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính trong tình hình mới. Trước đây các quy định về chế độ quản lý tạm giữ, tạm giam nằm rải rác và chưa đầy đủ, vì vậy Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đã kế thừa các quy định cũ, pháp điển hóa và bổ sung đầy đủ các quy định về chế độ quản lý tạm giữ, tạm giam.
3. Chế độ quản lý giam giữ:
Trong đó quy trình tiếp nhận người bị tạm giữ, tạm giam (Điều 16) và hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam (Điều 17) được quy định cụ thể được xem như bước tiến lớn, là cơ sở cho cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam thực thi pháp luật, quản lý hồ sơ đầy đủ hơn đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm tra, giám sát hồ sơ sổ sách cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Viện kiểm sát… So với các quy định cũ thì luật thi hành tạm giữ tạm giam đã sửa trách nhiệm của người tiếp nhận người bị tạm giữ từ Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam thành trách nhiệm cơ sở giam giữ. Bổ sung quy định về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ sở giam giữ khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam: tổ chức khám sức khỏe, kiểm tra thân thể của trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo (nếu có) (khoản 2 Điều 16); phổ biến, hướng dẫn, giải thích quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam (khoản 4 Điều 16).
Luật mới cũng đã kế thừa và sửa đổi so với luật cũ khi đã bổ sung mới 02 đối tượng trong 12 đối tượng được phân loại quản lý, bố trí theo khu: người thường xuyên vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ” (điểm 1 khoản 1 Điều 18); và “người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh” (điểm m khoản 1 Điều 18). Bên cạnh đó, tại khoản 2, 3 Điều 18 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam cũng đưa quy định nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án được thuận lợi hơn:
Không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung (khoản 3 Điều 18).
Đồng thời, Luật cũng đã quy định những trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng bao gồm: (1) Người đồng tính, người chuyển giới; (2) Người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này; (3) Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng (khoản 4 Điều 18) và tùy thuộc vào tình hình, mức độ cụ thể của đối tượng và điều kiện thực tế mà người đứng đầu cơ sở giam giữ cân nhắc để quyết định giam giữ ở buồng riêng hay không.
Điều 19 của Luật đã quy định hạn chế đối với người bị tạm giữ, tạm giam như: Hạn chế đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án và Điều 22 cũng quy định người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Việc điều chuyển, trích xuất, chuyển giao người bị tạm giữ được quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21.
Trước khi Luật thi hành tạm giữ tạm giam ra đời, việc gặp thân nhân của người bị tạm giữ, luật sư hoặc người bào chữa khác chỉ được nếu cơ quan thụ lý vụ án đồng ý. Điều này dẫn đến trong nhiều trường hợp người bị tạm giữ không được gặp thân nhân trong quá trình bị tạm giữ bởi cơ quan thụ lý vụ án sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét việc người bị tạm giữ được gặp thân nhân hay không. Trong khi theo quy định mới người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ. Có thể thấy, việc người bị tạm giữ được gặp thân nhân trong quá trình bị tạm giữ có ý nghĩa quan trọng bởi người bị tạm giữ chưa phải là tội phạm, nhu cầu được thăm nuôi, chuyện trò là nhu cầu tối thiểu của con người. Bên cạnh đó, luật cũ cũng không quy định cụ thể về trường hợp người bào chữa được gặp người bị tạm giữ để thực hiện bào chữa theo quy định của pháp luật và việc thăm gặp người bị tạm giữ là người nước ngoài. Tuy nhiên, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam quy định cụ thể trường hợp:
Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa (khoản 3 Điều 22).
Việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này (khoản 5 Điều 22). Đặc biệt Luật mới đã quy định thêm về thẩm quyền giải quyết thăm gặp do Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ và các trường hợp Thủ trường cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định tại khoản 4 Điều 22.
– Về kỷ luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam kế thừa quy định hiện hành về hình thức và các trường hợp kỷ luật tại Điều 23 đối với người bị tạm giữ vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ, đồng thời tách riêng hình thức kỷ luật đối với người bị tạm giữ và người bị tạm giam, cụ thể ngoài hình thức kỷ luật cảnh cáo thì người bị tạm giữ có thể bị cách ly ở buồng kỷ luật từ 01 ngày đến 02 ngày và có thể bị gia hạn đến 02 ngày đối với người bị tạm giữ. Đồng thời Luật cũng quy định về trường hợp cùm 1 chân, hoặc không áp dụng cùm 1 chân. Trong 4 trường hợp Luật quy định không áp dụng cùm chân có 2 trường hợp quy định mới là người khuyết tật nặng trở lên, người đủ 70 tuổi trở lên.
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam cũng đã quy định cụ thể về quản lý đồ vật, tư trang, tiền, tài sản của người bị tạm giữ tại Điều 24. Theo đó Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam. Căn cứ vào danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam, thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định không được đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam các đồ vật cụ thể có khả năng dùng để tự sát, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của người đó hoặc người khác. Bên cạnh đó Luật mới cũng quy định rõ hơn trình tự, thủ tục về giải quyết trường hợp người bị tạm giữ bỏ trốn hoặc chết tại các Điều 25, Điều 26, có ý nghĩa quan trọng tránh sự lúng túng trong việc áp dụng pháp luật, bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, gắn với việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
4. Chế độ của người bị tạm giữ; chế độ của người bị tạm giữ là người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam ra đời bảo đảm tốt hơn quyền con người, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người bị tạm giữ thực hiện đầy đủ các quyền công dân khác không bị pháp luật hạn chế hoặc tước bỏ. Theo đó chương IV của Luật này đã quy định rõ ràng về chế độ ăn, ở; chế độ mặc và tư trang; chế độ gửi, nhận thư, sách, báo và tài liệu; chế độ chăm sóc y tế và chế độ sinh hoạt tinh thần của người bị tạm giữ tại các Điều 27 đến Điều 31. Cụ thể, người bị tạm giữ được “bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau, thịt, cá, đường, muối, nước chấm, bột ngọt, chất đốt, điện, nước sinh hoạt”; được “bảo đảm an toàn thực phẩm trong ăn, uống”; “chỗ nằm tối thiểu của mỗi người bị tạm giữ, người bị tạm giam là 02 mét vuông (m), được bố trí sàn nằm và có chiếu”; được sử dụng quần áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân, được cấp xà phòng, kem đánh răng; nếu là phụ nữ thì được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ. Có thể thấy, luật quy định khá chi tiết và cụ thể đối với chế độ ăn mặc và chỗ ở của người bị tạm giữ, bởi đây là nhu cầu thiết yếu nhất của con người, cần được đảm bảo. Bên cạnh những nhu cầu cơ bản của con người, người bị tạm giữ cũng được có các chế độ về tinh thần bao gồm chế độ gửi, nhận thư, sách, báo và tài liệu; chế độ sinh hoạt tinh thần của người bị tạm giữ. Tuy nhiên, người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được gửi hoặc nhận thư, sách, báo và tài liệu khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép và thư, sách, báo và tài liệu phải để mở và chịu sự kiểm tra, kiểm duyệt của cơ sở giam giữ. Người bị tạm giữ cũng được cấp báo phụ thuộc theo số lượng người bị tạm giữ cụ thể trung bình hai mươi người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ sở giam giữ có dưới hai mươi người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì được cấp một tờ báo địa phương hoặc báo trung ương và được Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức cho người bị tạm giữ nghe đài phát thanh, đọc báo. Người bị tạm giữ cũng được hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh. Cơ sở giam giữ phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị. Như vậy, Luật thi hành tạm giữ tạm giam đã có những quy nhu cầu tinh thần của người bị định nhằm bảo đảm đầy đủ cả nhu cầu vật chất lẫn tạm giữ, phù hợp với các công ước quốc tế nhằm bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Bởi người bị tạm giữ là những người mới chỉ nghi phạm tội, do họ chưa phải là người có tội nên các biện pháp áp dụng với họ chỉ mang tính chất “tạm”. Theo đó, nếu không chứng minh được người bị tạm giữ có tội thì cơ quan tố tụng có thẩm quyền phải trả tự do cho họ. Về cơ bản họ vẫn là công dân bình thường, chỉ khác ở chỗ họ bị cưỡng chế tạm trú trong một nơi có sự quản lý của Nhà nước.
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đã dành hẳn riêng một chương V để quy định về chế độ của người bị tạm giữ là người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Tại các Điều 33, Điều 34 quy định người bị tạm giữ là người dưới 18 tuổi được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn như người bị tạm giữ, người bị tạm giam đã thành niên và được tăng thêm về thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng và được bố trí giam giữ riêng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này. Số lần thăm gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được tăng gấp đôi so với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người đủ 18 tuổi trở lên.
– Về bảo đảm điều kiện quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; trách nhiệm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam Luật thi hành tạm giữ, tạm giam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam và Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam đồng thời cũng quy định về các điều kiện để bảo đảm quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được quy định tại Chương VII của Luật với 4 điều (từ Điều 38 đến Điều 41) bao gồm về biên chế nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ; cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam; chế độ chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nhằm bảo đảm cho các cơ quan này được hoạt động hiệu quả hơn.
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam.
Đặc biệt, Luật đề cao trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 107
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) được quy định cụ thể tại 15 điều trong 03 chương, bao gồm: Chương I – Những quy định chung (Điều 6); Chương VII – Kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam (Điều 42, Điều 43); Chương IX – Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chương IX – Trách nhiệm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam (Điều 65). Theo đó, VKSND vừa có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam vừa có nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam đã xây dựng điều luật riêng quy định về chức năng kiểm sát hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam: “VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam theo quy định của Luật này, Luật Tổ chức VKSND và Bộ luật Tố tụng hình sự” (Điều 6) (50, tr 33]. Điều 42 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:
Đặc biệt, luật quy định rất rõ về thời hạn giải quyết, trả lời, thông báo … của cơ quan quản lý, thi hành giam giữ cho Viện kiểm sát được biết bao gồm: Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phải được thực hiện ngay; yêu cầu thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam, yêu cầu trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam được thực hiện trong thời hạn 15 ngày; yêu cầu tự kiểm tra việc tạm giữ, tạm giam và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Kháng nghị quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 42 của Luật này phải được giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kháng nghị; Kiến nghị quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 42 của Luật này phải được xem xét, giải quyết, trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị. Điều này, tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý, thi hành giam giữ biết được thời gian cụ thể để chỉ đạo, đôn đốc, thực hiện các quy định của pháp luật kịp thời, đúng theo quy định.
Bên cạnh đó, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam cũng đề cao thẩm quyền của của Viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Luật mới dành riêng chương IX từ Điều 44 đến Điều 61 bao gồm các quy định rất chặt chẽ, có trình tự, đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của người bị tạm giữ, tạm giam. So với quy định cũ thì luật mới quy định rất cụ thể về đối tượng khiếu nại, tố cáo; thẩm quyền giải quyết; thời hạn giải quyết; hồ sơ, trình tự thủ tục … Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nhận được đơn khiếu nại, tố cáo thì phải chuyển khiếu nại của người bị tạm giữ cho Viện kiểm sát nhân dân trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại, tố cáo.
Có thể thấy, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam ra đời được coi là văn bản pháp lý có hiệu lực cao điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quản lý tạm giữ, tạm giam; đảm bảo quyền con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam; bảo đảm hiệu quả công tác quản lý giam giữ, phục vụ tốt cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đồng thời góp phần tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam hiện hành, đáp ứng tốt các yêu cầu về cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, hoạt động thi hành tạm giữ, tạm giam ở các đơn vị đặc biệt của bộ đội biên phòng và lực lượng cảnh sát biển cũng được quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2021/TTLT-BQP-BCA-VKSNDTC. Cụ thể, chúng được thể hiện điều 8, 9, 10, 11, 12. Chủ yếu liên quan đến hoạt động phối hợp của các đơn vị đặc biệt về các hoạt động: Phối hợp trong công tác quản lý tạm giữ của đồn Biên phòng; Thực hiện chế độ quản lý người bị tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng; Phối hợp thực hiện điều chuyển người bị tạm giữ tại Buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng đến cơ sở giam giữ khác; Phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển trong việc tiếp nhận, tạm giữ người; Phối hợp giải quyết trường hợp đưa người bị tạm giữ trong vụ việc, vụ án đang thuộc thẩm quyền điều tra của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển đi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế ngoài cơ sở giam giữ hoặc người bị tạm giữ chết. Ngoài ra, công tác thi hành tạm giữ cũng được phối hợp kiểm sát. Thông tư này cũng đặt ra nhóm quy định về: Phối hợp kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng; Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng; Thực hiện quyền yêu cầu, quyết định, kháng nghị, kiến nghị trong việc thi hành tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng; Phối hợp giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bắt, tạm giữ của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển.