Chủ thể có thẩm quyền và thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ. Ai là người có thẩm quyền ký Quyết định tạm giữ người trong tố tụng hình sự?
Chủ thể có thẩm áp dụng biện pháp tạm giữ là những người có quyền xem xét và ra quyết định tạm giữ khi thấy có đủ căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giữ quy định của BLTTHS. Căn cứ khoản 2 Điều 110 BLTTHS chỉ những người sau đây có quyền ra quyết định tạm giữ:
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
– Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
– Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng
Để đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra đối với hoạt động tạm giữ, so với quy định của BLTTHS 2003, BLLTHS 2015 đã quy định cụ thể và mở rộng thẩm quyền tạm giữ cho những người đứng đầu một số đơn vị thuộc Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và Kiểm ngư. Việc ra quyết định tạm giữ phải tuân theo đầy đủ các trình tự thủ tục mà pháp luật tố tụng đã quy định. Cụ thể tại các Khoản 2,3,4 Điều 117 BLTTHS, quyết định tạm giữ phải được giao cho người bị tạm giữ và họ sẽ được người thi hành quyết định tạm giữ
Thêm vào đó, Thông tư mới được ban hành bởi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là Thông tư liên tịch 08/2021/TTLT-BQP-BCA- VKSNDTC phối hợp bắt, tạm giữ người của Biên phòng, Cảnh sát biển. Thông tư liên tịch 08/2021/TTLT-BQP-BCA-VKSNDTC phối hợp bắt, tạm giữ người của Biên phòng, Cảnh sát biển ra đời nhằm đưa quy định về thẩm quyền này được thực hiện một cách đúng đắn, chặt chẽ, tránh đi các tình trạng chồng chéo, sai phạm về mặt thẩm quyền. Về bản chất, thông tư trên là văn bản giải thích, chi tiết hóa các điều luật có liên quan đến bắt, tạm giữ người của Biên phòng, Cảnh sát biển.
Căn cứ tại khoản 2 điều 117 và khoản 2 điều 110 thì đối tượng có quyền tạm giữ bao gồm cả:
Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
– Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng
Đây cũng chính là đối tượng điều chỉnh mà thông tư nhắm đến nhằm hoàn thiện công tác phối hợp tại các đơn vị đặc biệt như trên. Sự phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động bắt giữ thể hiện ở điều 6 và điều 7 của Thông tư như sau:
Điều 6 quy định về phối hợp trong việc tiếp nhận người bị bắt, tạm giữ trong các vụ việc, vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển:
1. Khi phát hiện, tiếp nhận người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, người phạm tội tự thú, đầu thú thì cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển phải lập biên bản bắt giữ người phạm tội quả tang, người bị truy nã, lập biên bản tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, bảo vệ hiện trường (nếu có), thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản đồ vật, tài liệu có liên quan, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người đó đến hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Nếu chưa xác định được Cơ quan điều tra có thẩm quyền thì giải ngay người đó đến Cơ quan điều tra Công an nơi gần nhất.
2. Cơ quan điều tra có thẩm quyền hoặc Cơ quan điều tra Công an nơi gần nhất có trách nhiệm tiếp nhận người và tài liệu, vật chứng liên quan trong vụ việc, vụ án do cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển bàn giao để xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 7 quy định về phối hợp thực hiện trình tự, thủ tục bắt, tạm giữ trong trường hợp vụ việc, vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển:
1. Sau khi bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã thì cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển quy định tại điểm b khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định tạm giữ; thực hiện đầy đủ, đúng các quy định về bắt, giao nhận người bị tạm giữ, bị bắt tại các điều 111, 112, 114, 115, 116, 117 và 133 Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục bắt, tạm giữ.
2. Quyết định tạm giữ và các tài liệu liên quan đến việc bắt, tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để kiểm sát, xét phê chuẩn theo đúng thời hạn quy định tại Điều 117 và Điều 134 Bộ luật Tố tụng hình sự.
3. Hồ sơ khi bàn giao người bị tạm giữ cho cơ sở giam giữ gồm các loại tài liệu theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 17 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các tài liệu sau:
Tuy nhiên, quy định về thẩm quyền tạm giữ vẫn gây nhiều tranh cãi khi việc tạm giữ một người liên quan đến việc tước đi quyền tự do thân thể của một chủ thể chưa thể coi là tội phạm. Do đó, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế cũng cần phải đặc biệt chú ý và người có thẩm quyền tạm giữ sẽ chịu trách nhiệm đối với hành vi thực hiện tạm giữ mà việc quy định các cơ quan ngoài THTT được quyền áp dụng biện pháp tạm giữ gây ra việc chồng chéo luật. Cụ thể:
Thứ nhất các chủ thể này không thuộc những chủ thể được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động điều tra theo
Thứ hai, không có trường hợp cụ thể cho chủ thể này có quyền ra lệnh tạm giữ;
Thứ ba, khi tiến hành giữ người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến.
Điều này tạo ra sự linh hoạt về địa điểm giam giữ so với tạm giam. Dễ thấy như công an mỗi huyện đều có nhà tạm giữ. Thế nhưng, khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người, trường hợp người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện đúng quy định của BLTTHS năm 2015 về người chứng kiến. Do vậy, cần phải xem xét để hoàn thiện quy định trên.