Hiện nay, người dân Việt Nam vẫn đang phân tán để sinh sống ở các khu vực biên giới, nơi có địa hình hiểm trở và giao thông phức tạp. Vậy thành phần hồ sơ và thủ tục đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về thành phần hồ sơ đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới. Nhìn chung, trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới, hồ sơ và tài liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, người yêu cầu đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản chính của giấy chứng sinh được cấp bởi các cơ sở y tế có thẩm quyền. Trong trường hợp không có giấy chứng sinh thì cần phải nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh con, nếu không có người làm chứng xác nhận về quá trình sinh thì cần phải có giấy cam đoan về việc sinh;
– Văn bản xác nhận của các cơ sở y tế có thẩm quyền đã thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ trong trường hợp đứa trẻ sinh ra do quá trình mang thai hộ theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình;
–
– Văn bản, giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, giấy tờ chứng minh nơi thường trú ở các khu vực biên giới của công dân nước láng giềng;
– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện hoạt động đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy có thể nói, trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới, người yêu cầu đăng ký khai sinh cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và tài liệu theo như phân tích nêu trên, ngoài ra còn có thể bao gồm các loại giấy tờ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Thủ tục đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, trình tự và thủ tục đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới sẽ được thực hiện theo các giai đoạn như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ sẽ được thực hiện theo các loại giấy tờ và tài liệu như phân tích nêu trên. Thành phần hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc với cơ quan có thẩm quyền. Người đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền, có thể nộp hồ sơ theo nhiều cách thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Người có yêu cầu đăng ký khai sinh trực tiếp thực hiện hoặc có thể ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký khai sinh tại các biên giới, trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thay thì cần phải có văn bản ủy quyền được lập hợp pháp. Người làm thủ tục đăng ký khai sinh cần phải xuất trình giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, hoặc hộ chiếu còn thời hạn cho các cán bộ tiếp nhận.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Người tiếp nhận rất là có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác minh tính hợp lệ của các loại giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ do người yêu cầu nộp và xuất trình. Các cán bộ tiếp nhận sẽ phải đối chiếu thông tin trong tờ khai với các loại giấy tờ và tài liệu trong hồ sơ. Nếu nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ viết giấy biên nhận, trong đó ghi rõ ngày/giờ trả kết quả. Nếu nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hoàn thiện thì sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp không thể bổ sung và hoàn thiện hồ sơ ngay lập tức, thì cần phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ và nội dung cần phải bổ sung, cần phải hoàn thiện, ký và ghi rõ họ tên của người tiếp nhận, đưa cho người nộp hồ sơ.
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về nội dung đăng ký khai sinh. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của
– Thông tin của người được đăng ký khai sinh bao gồm họ tên, giới tính, ngày/tháng/năm sinh, quê quán, nơi sinh, quốc tịch và dân tộc;
– Thông tin của cha, thông tin của mẹ của người được đăng ký khai sinh, trong đó bao gồm họ và tên, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, nơi cư trú. Bên cạnh đó, việc xác định quốc tịch, xác định dân tộc, họ của người khai sinh sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật về dân sự.
– Mã số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Bước 3: Trả kết quả. Ngay sau khi nhận đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật, nếu thấy thông tin khai sinh đã đầy đủ và hợp pháp, công chức hộ tịch sẽ báo cáo cho chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong trường hợp chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết, thì công chức tư pháp hộ tịch sẽ ghi nội dung khai sinh vào sổ đăng ký khai sinh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cấp giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3.Thẩm quyền đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (sửa đổi tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến), việc đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới thuộc về cơ quan có thẩm quyền sau:
Ủy ban nhân dân cấp xã ở các khu vực biên giới là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có cha và có mẹ là công dân mang quốc tịch Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó, còn mẹ hoặc còn cha là công dân của nước láng giềng thường trú tại các đơn vị hành chính tương đương cấp xã của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam – nơi công dân Việt Nam đó thường trú.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
– Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
– Văn bản hợp nhất 1844/VBHN-BTP năm 2023 do Bộ Tư pháp ban hành hợp nhất Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.