Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật. Cơ sở pháp lý của việc phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật:
Xét về mặt bản chất, giáo dục pháp luật là quá trình hoàn thiện nhân tố xã hội – pháp lí của con người, nâng cao khả năng sáng tạo của con người trước đời sống thực tiễn.
Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1992 (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, trang 775), phổ biến là làm cho đông đảo người biết bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức, phương tiện nào đó (ví dụ: phổ biến chính sách của Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo, phổ biến quy định mới của pháp luật về bảo hiểm xã hội…).
Phổ biến pháp luật là hoạt động hoặc nhiều hoạt động bằng hình thức truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức, phương tiện nào đó làm cho đông đảo người biết các quy định của pháp luật với mục đích là để cho mọi người hiểu biết pháp luật và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1992 (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, trang 395), giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến Sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất, năng lực yêu cầu đề ra (giáo dục công dân, giáo dục kiến thức về quốc phòng và an ninh, giáo dục giới tính…).
Giáo dục pháp luật là quá trình hoạt động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của cơ quan, người có thẩm quyền nhằm xây dựng, hình thành ở đối tượng giáo dục tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý, niềm tin vào pháp luật, hiểu biết các quy định của pháp luật, lợi ích của việc tuân thủ pháp luật, về hành vi phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
Xét về mặt bản chất, giáo dục pháp luật là quá trình hoàn thiện nhân tố xã hội – pháp lí của con người, nâng cao khả năng sáng tạo của con người trước đời sống thực tiễn. Giáo dục pháp luật là quá trình tác động của nhiều hình thức, phương tiện vào ý thức của con người, đó không phải và không thể là sự áp đặt ý chí chủ quan duy ý chí tới quá trình nhận thức khách quan của các chủ thể. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Phổ biến giáo dục pháp luật là nhằm hình thành ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, nhằm phát huy vai trò và hiệu lực pháp luật trong đời sống xã hội. Do vậy công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân có vị trí, vai trò rất quan trọng. Đặc biệt khi Nhà nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trước hết giáo dục pháp luật đó là một nhiệm vụ mang tính thường xuyên, liên tục của nhà nước. Do đó, nhà nước cần thực hiện việc tổ chức, quản lí, đánh giá kết quả lĩnh vực hoạt động này.
Giáo dục pháp luật phải đảm bảo tính kịp thời, sát thực và phù hợp cả về phương diện nội dung, hình thức và đối tượng. Tuy nhiên, dưới góc độ tổng quan cần gắn việc giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong các thiết chế chính trị xã hội với giáo dục ở ngoài cộng đồng xã hội và gia đình. Kết nối việc phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác giáo dục truyền thống lịch sử và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt, cần gắn giáo dục pháp luật với quá trình thực thi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của từng vùng, miền địa phương và an sinh xã hội.
2. Cơ sở pháp lý của việc phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở:
Trong những năm qua, nhiều Nghị quyết quan trọng của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là các Nghị quyết Đại hội VI, VII, IX, X đã xác định tầm quan trọng và trách nhiệm của các cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) được xem là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác PBGDPL, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Tại Hiến pháp năm 1992 đã giao Chính phủ nhiệm vụ: “tổ chức và lãnh đạo tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân”. Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (Chỉ thị số 32- CT/TW) đã khẳng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng” [15]. Với việc thành lập Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật theo Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 1998 với tên gọi ban đầu là Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL và được thể chế hóa bằng quy định tại Điều 7
Ngày 21/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 21/2021/QĐ- TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL, thay thế Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 và Quyết định số 42/2017/QĐ-TTg ngày 20/9/2017. Quyết định này có nhiều quy định mới quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng các cấp trước bối cảnh, yêu cầu của thực tiễn triển khai công tác PBGDPL hiện nay. Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027”.
Hội đồng các cấp đã ban hành các văn bản tham mưu, hướng dẫn triển khai PBGDPL trên các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý với nội dung trọng tâm được xác định theo nhu cầu thông tin, tìm hiểu pháp luật của người dân, doanh nghiệp, yêu cầu quản lý Nhà nước, thực tiễn thi hành pháp luật, vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội. chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện PBGDPL bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL.
Từ năm 2013 đến nay, Hội đồng các cấp đã tham mưu, tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam với các chủ đề phù hợp, có điểm nhấn với nhiều hoạt động hưởng ứng hiệu quả, thiết thực, qua đó lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật cho người dân trong xã hội. Hội đồng các cấp cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong PBGDPL; trong đó chú trọng các giải pháp bảo đảm nguồn lực cho PBGDPL và xã hội hóa PBGDPL; chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao trách nhiệm của từng thành viên trong phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ để tránh trùng lắp đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, tiết kiệm nguồn lực. Trong những năm qua, Hội đồng phối hợp PBGDPL đã không ngừng triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là thông qua các phiên tòa xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh đã giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, Nhân dân. Đến nay, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể về vị trí, vai trò của PBGDPL đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng sâu sắc, toàn diện và đầy đủ hơn. Mỗi cán bộ, công chức, người dân đã nhận thức và xác định rõ PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tham gia và có đóng góp tích cực, cụ thể vào công tác này. Qua đó, công tác PBGDPL đã trở thành nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, gắn kết chặt chẽ hơn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể.
Trong PBGDPL, Hội đồng đã phát huy vai trò là cơ quan tư vấn, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND và Chủ tịch UBND các cấp, trong đó nổi bật là Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật. Chương trình đã tạo bước chuyển biến mới thực sự về chất khi bắt đầu thực hiện thông tin, truyền thông về chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, qua đó tăng cường sự gắn kết giữa PBGDPL với công tác xây dựng, thi hành pháp luật. Các Đề án được triển khai trong Chương trình có trọng tâm, trọng điểm, tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách, đổi mới trong PBGDPL như: PBGDPL cho các đối tượng đặc thù; về các vấn đề nóng như tham nhũng, đất đai; hướng PBGDPL về cơ sở; triển khai phương thức PBGDPL mới ứng dụng công nghệ thông tin, coi đây là điểm đột phá của Chương trình. Qua thực hiện Chương trình, Đề án, hoạt động PBGDPL ngày càng được cán bộ, người dân quan tâm, tham gia học tập và tìm hiểu, nâng cao nhận thức pháp luật. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, khâu đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng là phải phổ biến, giáo dục pháp luật rộng khắp, với mọi phương tiện hiện có của Nhà nước, và phải là trách nhiệm, là nghĩa vụ của tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và của mọi công dân; Đồng thời, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, có nề nếp, có hiệu quả. Trên cơ sở Hiến pháp 2013, cùng với việc Quốc hội thông qua các Luật như Luật tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức