Trong bối cảnh thị trường như hiện nay, hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành chiếm vai trò vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển bền vững của ngành du lịch. Dưới đây là quy định của pháp luật về những trường hợp thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Mục lục bài viết
1. Trường hợp thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa để phục vụ cho các khách du lịch nội địa;
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nhằm mục đích phục vụ cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hoặc khách du lịch ra nước ngoài;
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế sẽ được quyền kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa theo quy định của pháp luật, ngoại trừ những trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật du lịch năm 2017;
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ chỉ được phép tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, ngoại trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Trong một số trường hợp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định thu hồi đối với giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Luật du lịch năm 2017 có quy định về hoạt động thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Theo đó, doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong một số trường hợp như sau:
– Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;
– Doanh nghiệp không đáp ứng một trong những điều kiện để tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Luật du lịch năm 2017;
– Doanh nghiệp không tiến hành thủ tục đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật du lịch năm 2017;
– Trong quá trình kinh doanh dịch vụ lữ hành, có hành vi làm phương hại đến chủ quyền quốc gia, lợi ích của quốc gia, quốc phòng và an ninh;
– Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người Việt Nam ra nước ngoài hoặc ngược lại, từ nước ngoài vào lãnh thổ của Việt Nam trái quy định của pháp luật;
– Cho phép các tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của mình để tiến hành hoạt động kinh doanh trái phép;
– Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Luật du lịch năm 2017, từ đó gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của khách du lịch, của các tổ chức và cá nhân khác trong xã hội;
– Có hành vi giả mạo hồ sơ trong quá trình đề nghị cấp, cấp đổi hoặc cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành tại cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy có thể nói, doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nếu thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
2. Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
Quá trình thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng cần phải được thực hiện theo thủ tục, trình tự phù hợp với quy định của pháp luật. Có thể kể đến các bước để thực hiện thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên thực tế như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ để yêu cầu thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu như sau:
– Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước đó, phù hợp với quy định của pháp luật;
– Quyết định giải thể, biên bản họp của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó giải thể theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định giải thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án trong trường hợp doanh nghiệp giải thể bắt buộc;
– Các bằng chứng, giấy tờ chứng minh doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Luật du lịch năm 2017;
– Các tài liệu và giấy tờ chứng minh doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện để kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Các loại giấy tờ và tài liệu khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp sẽ gửi hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đến cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp này sẽ được xác định là Sở văn hóa thể thao và du lịch. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ phải gửi đến doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về suất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính, quyết định đó cần phải được công bố trên cổng thông tin điện tử của Sở văn hóa thể thao và du lịch. Quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng cần phải được công bố công khai trên các trang mạng quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Bước 4: Sau khoảng thời gian sáu mươi ngày được tính kể từ ngày đăng quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong trường hợp không có khiếu nại và tố cáo liên quan đến nghĩa vụ đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, Sở văn hóa thể thao và du lịch sẽ cần phải có văn bản gửi đến ngân hàng để doanh nghiệp được thực hiện hoạt động rút tiền ký quỹ. Trong trường hợp có khiếu nại và tố cáo liên quan đến nghĩa vụ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, thì Sở văn hóa thể thao và du lịch sẽ cần phải phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền có liên quan để giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm những gì?
Hiện nay, kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nhất định. Nếu không đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành thì sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo như phân tích nêu trên. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành đang được thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Luật du lịch năm 2017. Cụ thể như sau:
– Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa sẽ bao gồm các vấn đề sau:
+ Phải là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Thực hiện hoạt động ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành cần phải đáp ứng điều kiện về bằng cấp, cần phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành, trong trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác thì cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
– Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế sẽ bao gồm các vấn đề sau:
+ Đó phải là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Tiến hành hoạt động ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cần phải đáp ứng điều kiện về bằng cấp, cần phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành lữ hành, trong trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành khác thì cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
– Doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Luật du lịch năm 2017 sẽ được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
– Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết về việc ký quỹ trong quá trình kinh doanh dịch vụ lữ hành căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Luật du lịch năm 2017;
– Bộ trưởng Bộ văn hóa thể thao và du lịch là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, quy định cụ thể về nội dung đào tạo và bồi dưỡng, tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Du lịch năm 2017.