Hiện nay, tình trạng ngoại tình trong quá trình đi xuất khẩu lao động diễn ra vô cùng phổ biến. Vì vậy nhiều gia đình đã không đồng ý cho vợ/chồng đi xuất khẩu lao động. Vậy theo quy định của pháp luật, chồng có được cầm vợ đi xuất khẩu lao động hay không?
Mục lục bài viết
1. Chồng có được cấm vợ đi xuất khẩu lao động không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Hiến pháp năm 2013 có quy định về quyền tự do đi lại của công dân. Theo đó, công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong nước, công dân có quyền tự do ra nước ngoài và tự do từ nước ngoài trở về nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyền tự do đi lại và quyền tự do cư trú là một trong những quyền hiến pháp đã quy định cụ thể cho công dân. Về vấn đề xuất khẩu lao động, căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Văn bản hợp nhất Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2023 có quy định về các điều kiện xuất cảnh của công dân Việt Nam. Theo đó, công dân Việt Nam sẽ được quyền xuất cảnh khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
– Có đầy đủ các loại giấy tờ xuất nhập cảnh, các loại giấy tờ đó còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng, được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, riêng đối với hộ chiếu thì còn phải có thời hạn sử dụng từ đủ 06 tháng trở lên;
– Có thị thực, có giấy xác nhận, có chứng minh được nước đến cho phép nhập cảnh, ngoại trừ những trường hợp được miễn thị thực;
– Không thuộc trường hợp bị cấm xuất nhập cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật;
– Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi căn cứ theo quy định của pháp luật về dân sự, những đối tượng được xác định là người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện nêu trên thì cần phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cụ thể về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Văn bản hợp nhất Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2023 có quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Bao gồm các trường hợp sau:
– Các bị can, bị cáo, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua quá trình kiểm tra và xác minh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần phải ngăn chặn ngay để tránh trường hợp người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ căn cứ theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
– Người được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đang trong thời gian thực hiện thử thách, người được hưởng án treo đang trong thời gian thực hiện thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đang trong thời gian chấp hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự;
– Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp đang bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế, người xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi tiến hành thủ tục xuất cảnh chưa hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
– Người đang bị cưỡng chế, người đại diện của các tổ chức đang bị cưỡng chế bởi quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xét thấy cần phải ngăn chặn ngay để tránh trường hợp người đó bỏ trốn;
– Người bị thanh tra, kiểm tra, qua quá trình xác minh nhận thấy có đầy đủ căn cứ để xác định người đó thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, cần phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn ngay để tránh trường hợp người đó bỏ trốn;
– Người đang bị các loại dịch bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan, truyền nhiễm cho người khác, nhận thấy cần phải ngăn chặn ngay, không để tình trạng dịch bệnh lây lan vào chuyện diễn ra cộng đồng, ngoại trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép tiếp nhận trường hợp đó nhập cảnh;
– Bộ quốc phòng và Bộ công an là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp nêu trên;
– Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì sẽ có thẩm quyền ra quyết định gia hạn, hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh đó, đồng thời sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
– Trong trường hợp đặc biệt, chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ công an sẽ thống nhất với người ra quyết định về vấn đề tạm hoãn xuất khoản, từ đó thỏa thuận về việc cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được quyền xuất cảnh trên thực tế.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 có quy định về vấn đề người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nhất định. Có thể kể đến các điều kiện như sau:
– Có năng lực pháp luật hành vi dân sự đầy đủ;
– Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;
– Có ý thức tuân thủ và chấp hành đầy đủ pháp luật, có tư cách đạo đức tốt;
– Có đầy đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;
– Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề, và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;
– Được cấp chứng chỉ về vấn đề bồi dưỡng kiến thức trong quá trình đào tạo, không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy có thể nói, nếu người vợ đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để xuất cảnh thì sẽ được tự do đi lại và được tự do cư trú tại nước ngoài. Hay nói cách khác, người chồng sẽ không có quyền cấm vợ đi xuất khẩu lao động nếu như người vợ của họ đáp ứng được đầy đủ điều kiện xuất cảnh và làm việc ở nước ngoài.
2. Ly hôn khi vợ/chồng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định cụ thể như sau:
– Vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết ly hôn theo nguyện vọng và thỏa thuận của các bên. Chồng sẽ không có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 51 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014;
– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải không thành, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vợ, chồng có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, trái quy định của pháp luật, làm cho tình trạng hôn nhân và đời sống gia đình lâm vào mức trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân gia đình không thể đạt được trên thực tế. Vấn đề này đang được quy định cụ thể tại Điều 56 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định:
– Nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dân sự, lĩnh vực hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong trường hợp nếu không biết nơi cư trú, không biết nơi làm việc và trụ sở của bị đơn, khi đó thì nguyên đơn hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án nơi bị đơn cư trú, nơi bị đơn làm việc hoặc đặt trụ sở cuối cùng, hoặc nơi bị đơn có tài sản để giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Vấn đề này đang được quy định cụ thể tại Điều 36 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
– Những tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, hoặc cần phải tiến hành hoạt động ủy thác tư pháp cho các cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện. Quy định cụ thể tại Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Như vậy có thể nói, theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình và tố tụng dân sự, người chồng sẽ có quyền yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề ly hôn ngay cả khi người vợ không đồng ý. Hơn nữa, người chồng cũng không thuộc trường hợp bị hạn chế ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình theo như phân tích nêu trên. Bên cạnh đó, người chồng có quyền yêu cầu ly hôn, tòa án sẽ giải quyết cho người chồng ly hôn với người vợ khi người chồng đó chứng minh được tình trạng vợ chồng đang rơi vào mức màu thuận trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không thể đạt được khi người vợ đó đang trong quá trình xuất khẩu lao động tại nước ngoài.
3. Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 có quy định về các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể như sau:
– Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được ký kết với các đơn vị sự nghiệp để cùng thực hiện các thỏa thuận quốc tế;
– Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về vấn đề lương ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được ký kết với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sau:
+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Các tổ chức và cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài;
+ Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu đối với các công trình và dự án ở nước ngoài;
+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo và nâng cao trình độ, nâng cao kỹ năng nghề ở nước ngoài.
–
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Văn bản hợp nhất 29/VBHN-VPQH năm 2023 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.;
– Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.