Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam là tổ chức tự nguyện của những doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động theo các quy định pháp luật hiện hành. Vậy VAMAS là gì? Quy định về Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. VAMAS là gì?
VAMAS là viết tắt của Vietnam Association of Manpower Supply hay còn gọi là Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam. Hiệp hội được thành lập theo Quyết định số 86/2003/QĐ-BNV vào ngày 22-12-2003 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Điều lệ của Hiệp hội đã được thông qua tại Đại hội thành lập vào ngày 07-04-2004 và cũng đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 41/2004/Q Đ-BNV vào ngày 21-5-2004. Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) được Đại hội nhiệm kỳ IV thông qua vào ngày 17-12-2014 và được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 172/QĐ-BNV.
Thông tin về VAMAS như sau:
– Có Trụ sở đặt tại 55 Nguyễn Khang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
– Số điện thoại là 024-37763315.
VAMAS là một tổ chức xã hội- nghề nghiệp, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng những doanh nghiệp được nhà nước cấp phép hoạt động đưa những người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng. Hiệp hội là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động theo Điều lệ của Hiệp hội, tuân thủ đúng pháp luật của Nhà nước, được sự bảo trợ và chịu sự quản lý của chính Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Hiệp hội tà tổ chức tự nguyện của những doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động, những đơn vị trực thuộc doanh nghiệp được giao nhiệm vụ xuất khẩu lao động theo các quy định pháp luật hiện hành (sau đây gọi là các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp), một số các nhà quản lý, tổ chức và cá nhân hoạt động trong những lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu lao động của Việt Nam.
2. Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam?
2.1. Mục đích của Hiệp hội:
Mục đích của Hiệp hội nhằm phối hợp, liên kết hoạt động của những doanh nghiệp xuất khẩu lao động, những nhà quản lý về hoạt động xuất khẩu lao động, những cơ quan hữu quan, tổ chức và cá nhân ở trong nước và ở nước ngoài quan tâm đóng góp, tạo các điều kiện phát triển sự nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam; vận động tập hợp và động viên khuyến khích hội viên nâng cao kiến thức, nghiên cứu, đề xuất những giải pháp xử lý những vướng mắc ở trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, hỗ trợ nhau có hiệu quả, tạo điều kiện cho những hội viên phát triển bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên.
2.2. Nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội:
– Nguyên tắc hoạt động:
+ Nguyên tắc tự nguyện, tự quản.
+ Nguyên tắc bình đẳng.
+ Nguyên tắc tự trang trải về tài chính.
+ Nguyên tắc chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Nhiệm vụ của Hiệp hội:
+ Phổ biến, hướng dẫn hội viên thực hiện đúng chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước về xuất khẩu lao động.
+ Giúp đỡ các hội viên nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động, khả năng cạnh tranh, mở rộng về thị trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế – xã hội. Hỗ trợ các thông tin về thị trường lao động ngoài nước, những điều kiện tiếp nhận lao động, phong tục tập quán, pháp luật của nước tiếp nhận lao động…
+ Hình thành, phát triển các hình thức liên kết và phối hợp hoạt động giữa những hội viên trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi. Tổ chức những hoạt động chụng, tạo điều kiện hiểu biết lẫn nhau, xây dựng mối quan hệ hợp tác, đồng thuận giữa những hội viên.
+ Hoà giải đối với những tranh chấp phát sinh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, nếu được yêu cầu.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích chính, hợp pháp của Hiệp hội, hội viên. Thay mặt hội viên, phản ánh các nguyện vọng, kiến nghị với Đảng, Nhà nước về những vấn đề liên quan đến phát triển lĩnh vực xuất khẩu lao động.
+ Phát triển tổ chức Hiệp hội, hội viên; cơ sở vật chất, mở rộng về phạm vi hoạt động, thiết lập và phát triển hợp tác quốc tế của Hiệp hội.
– Quyền của Hiệp hội:
+ Thay mặt Hội viên tham gia ý kiến xây dựng những văn bản pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Hội viên.
+ Phối hợp với những tổ chức hữu quan trong nước và ngoài nước nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của Hiệp hội.
+ Gia nhập những tổ chức trong nước và quốc tế có mục tiêu phù hợp với Hiệp hội theo quy định của Nhà nước và thông lệ quốc tế.
2.3. Ban chấp hành của hiệp hội:
– Ban chấp hành chính là cơ quan lãnh đạo Hiệp hội giữa 2 kỳ Đại hội.
– Số lượng uỷ viên Ban chấp hành do Đại hội quyết định. Ban chấp hành có 1 Chủ tịch, có 3-4 Phó Chủ tịch và 01 Tổng Thư ký.
– Hình thức bầu Ban chấp hành do Đại hội quyết định. Danh sách những uỷ viên đề cử và ứng cử phải được Đại hội thông qua. Nhiệm kỳ của Ban chấp hành là 3 năm. Trường hợp có bổ sung thay thế các uỷ viên Ban chấp hành mà đã được Đại hội thông qua, Ban chấp hành được bầu bổ sung uỷ viên mới do Chủ tịch Hiệp hội giới thiệu.
– Ban chấp hành hoạt động theo Quy chế do Ban chấp hành xây dựng và đã được thông qua.
– Ban chấp hành họp ít nhất hai lần trong một năm theo triệu tập của Chủ tịch Ban chấp hành. Những phiên họp Ban chấp hành được coi là hợp lệ khi ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số uỷ viên Ban chấp hành tham dự.
– Các quyết định và nghị quyết của Ban chấp hành được thông qua bằng biểu quyết và có hiệu lực ít nhất là 2/3 tổng số uỷ viên Ban chấp hành dự họp tán thành.
– Ban chấp hành có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+ Bầu cử và bãi miễn các chức danh lãnh đạo của Hiệp hội: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và Trưởng ban kiểm tra,
+ Tuyển chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm những chức danh lãnh đạo các tổ chức do Hiệp hội thành lập,
+ Quyết định những biện pháp thực hiện nghị quyết của Đại hội,
+ Quyết định kế hoạch chương trình công tác hàng năm hoặc là giữa các kỳ họp của Ban chấp hành,
+ Thông qua kế hoạch và quyết toán tài chính nhiệm kỳ và hàng năm của Hiệp hội do chính Tổng Thư ký đệ trình ra Hội nghị toàn thể hoặc Đại hội,
+ Giải quyết những vấn đề phát sinh giữa các kỳ Đại hội,
+ Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và những tài liệu trình Đại hội (kể cả Đại hội bất thường) và Hội nghị toàn thể hàng năm,
+ Quy định cụ thể các nguyên tắc, chế độ quản lý, quy chế sự dụng tài chính của Hiệp hội, quy chế về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hiệp hội,
+ Quyết định về việc nạp, bãi miễn tư cách các hội viên,
+ Quyết định về triệu tập Đại hội hoặc Hội nghị toàn thể.
2.4. Tài chính và tài sản của Hiệp hội:
– Các khoản thu của Hiệp hội bao gồm có:
+ Hội phí gia nhập và hội phí thường niên do hội viên đóng góp theo đúng quy định;
+ Tài trợ của những tổ chức, cá nhân
+ Các khoản thu do hoạt động của Hiệp hội tạo ra bao gồm có: quảng cáo, dịch vụ tư vấn…
+ Những nguồn thu khác…
– Các khoản chi của Hiệp hội: Các khoản chi của Hiệp hội phải đảm bảo nguyên tắc là: đúng mực đích, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy chế tài chính, gồm có:
+ Chi cho các hoạt động của Văn phòng, Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, Hội nghị, Đại hội, tiền thuê trụ sở, mua sắm trang thiết bị.
+ Chi cho hoạt động thông tin, tuyên truyền, báo chí, xuất bản.
+ Chi cho xây dựng, trang bị sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị làm việc.
+ Chi cho lương, chi khen thưởng thi đua.
+ Chi cho hoạt động quan hệ quốc tế.
+ Những khoản chi khác.
– Căn cứ vào tình hình tài chính hàng năm của Hiệp hội, Ban Chấp hành đề xuất về mức hội phí thường niên và thông qua Đại hội hoặc hội nghị toàn thể.
– Ban Chấp hành quy định quy chế về quản lý, sử dụng nguồn tài chính và tài sản của Hiệp hội, phù hợp với các quy chế tài chính chung của Nhà nước và phải báo cáo công khai ở trước hội viên tại Đại hội hoặc hội nghị toàn thể hàng năm.
– Tài chính Hiệp hội được Ban Kiểm tra thẩm định và báo cáo hàng năm cho các hội viên.
2.5. Giải thể hiệp hội:
– Hiệp hội chấm dứt hoạt động trong những trường hợp sau:
+ Hiệp hội tự giải thể theo đề nghị của trên một phần hai của tổng số hội viên chính thức.
+ Hiệp hội bị giải thể do hoạt động không liên tục 12 tháng; khi đã có nghị quyết của Đại hội về việc giải thể mà Ban lãnh đạo Hiệp hội không chấp hành; khi các hoạt động của Hiệp hội vi phạm nghiêm trọng pháp luật.
– Giải quyết tài sản, tài chính khi Hiệp hội giải thể: tài sản, tài chính do những tổ chức trong và ngoài nước tài trợ, mà Hiệp hội đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài sản và thanh toán những khoản nợ thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Đối với các nguồn tài sản, tài chính tự có của Hiệp hội, mà Hiệp hội đã thực hiện đầy đủ về nghĩa vụ về tài sản và thanh toán những khoản nợ sau khi Hiệp hội tự giải thể thì số tài sản, số dư tài chính được phân bổ theo Nghị quyết của Hiệp hội; trường hợp Hiệp hội bị giải thể thì số tài sản tài chính này sẽ được phân bổ theo quyết định của Ban thanh lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định số 86/2003/QĐ-BNV ngày 22-12-2003 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam.