Hiện nay, nhu cầu xuất khẩu lao động của người dân đang ngày càng tăng cao, hoạt động này tạo cho người lao động Việt Nam nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập. Dưới đây là quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi cho người xuất khẩu lao động.
Mục lục bài viết
1. Quy định bảo vệ quyền lợi của người xuất khẩu lao động:
Trước tình trạng người xuất khẩu lao động ngày càng gia tăng, vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người xuất khẩu lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, người đi xuất khẩu lao động sẽ có các quyền sau đây:
– Được cung cấp đầy đủ thông tin về các chính sách, pháp luật của nước Việt Nam liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cung cấp đầy đủ chính sách và pháp luật, phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động đó, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Được quyền tư vấn và hỗ trợ đầy đủ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng các lợi ích hợp pháp trong
– Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám chữa bệnh, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động, các quyền lợi và các chế độ khác theo
– Được bảo hộ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, bảo vệ quyền lợi chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, phù hợp với pháp luật nước Việt Nam, phù hợp với pháp luật nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
– Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động đó bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động dưới bất kỳ hình thức nào, có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người lao động ở nước ngoài, bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc;
– Cường chính sách và hưởng chế độ hỗ trợ về lao động, chế độ việc làm, quyền lợi từ các quỹ hỗ trợ việc làm tại nước ngoài theo quy định của pháp luật;
– Không phải đóng bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký kết với nhau hiệp định liên quan đến bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
– Có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
– Được quyền tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình liên quan đến quá trình đào tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước, tiếp cận đối với các dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
Theo đó, người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng ở nước ngoài sẽ được hưởng đầy đủ các quyền nêu trên.
2. Chính sách của nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, có quy định về các chính sách của nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, nhà nước có những chính sách dành cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
– Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kĩ năng và chuyên môn kĩ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi những người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về;
– Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo một số ngành nghề và công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao hoặc Việt Nam có yếu thế sẽ được hưởng một số cơ chế và chính sách đặc biệt, nhằm mục đích thu hút và thúc đẩy sự phát triển ngành nghề và công việc đó, thúc đẩy người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, sử dụng người lao động sau khi trở về nước phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam theo từng thời kỳ nhất định;
– Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp luật;
– Mở rộng hợp tác quốc tế trong quá trình phát triển thị trường lao động mới, đảm bảo mức độ an toàn và việc làm có thu nhập cao cho người lao động, các ngành nghề và công việc cụ thể, từ đó giúp nâng cao trình độ và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, tham gia vào thị trường lao động sau khi những người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng cho về nước;
– Đảm bảo vấn đề bình đẳng giới, cơ hội việc làm cho người lao động, không được thực hiện các hành vi phân biệt đối xử trong quá trình tuyển chọn và bồi dưỡng kỹ năng nghề, kỹ năng ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có đầy đủ biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài sao cho phù hợp với các đặc điểm về giới của người lao động đó.
3. Nghĩa vụ của người đi xuất khẩu lao động bao gồm những gì?
Bên cạnh các quyền lợi theo như phân tích nêu trên, người đi xuất khẩu lao động cũng cần phải có một số nghĩa vụ nhất định. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, người đi xuất khẩu lao động sẽ có các nghĩa vụ như sau:
– Tuân thủ đầy đủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Có trách nhiệm gin giữ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, tôn trọng thuần phong mỹ tục và tập quán của nước tiếp nhận lao động, có thái độ đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
– Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
– Nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính, tiền dịch vụ, thực hiện thủ tục ký quỹ theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020;
– Làm việc đúng nơi quy định, chấp hành đầy đủ kỷ
– Thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Về nước đúng thời hạn sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật hoặc hợp đồng đào tạo nghề, thông báo với cơ quan có thẩm quyền đăng ký nơi cư trú khi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của pháp luật về cư trú trong khoảng thời gian 15 ngày được tính kể từ ngày nhập cảnh vào lãnh thổ của Việt Nam;
– Nộp thuế, tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Đóng góp vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.