Hiện nay, để hạn chế lao động bất hợp pháp, quốc gia Hàn Quốc đã không đồng ý tiếp nhận các lao động có hộ khẩu thường trú tại một số địa phương nhất định của Việt Nam. Dưới đây là danh sách những địa phương bị cấm đi suất khẩu lao động Hàn Quốc.
Mục lục bài viết
1. Những địa phương bị cấm đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc:
Hiện nay, xuất khẩu lao động đã trở thành một sự lựa chọn vô cùng phổ biến đối với nhiều người lao động Việt Nam với mong muốn được cải thiện đời sống kinh tế. Trong đó, Hàn Quốc là một trong những địa điểm xuất khẩu lao động được nhiều người lao động Việt Nam ưa chuộng và hướng tới. Tuy nhiên trên thực tế, để hạn chế các lao động bất hợp pháp, quốc gia Hàn Quốc đã không tiếp nhận lao động đến từ một số địa phương nhất định của Việt Nam. Nhiều người hiện nay đặt ra câu hỏi: Những địa điểm bị cấm đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc bao gồm những địa điểm nào? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải đi tìm hiểu thông tin chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục quản lý lao động nước ngoài thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội.
Mới đây, vào ngày 10 tháng 02 năm 2023, Website chính thức của Cục Quản lý lao động ngoài nước: http://dolab.gov.vn/ (Cục quản lý lao động nước ngoài thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội) đã đăng tải thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động theo Chương trình EPS tại một số địa phương nhất định của Việt Nam. Trong danh sách đó ghi nhận 04 tỉnh/thành phố bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, trong đó bao gồm: Hà Tĩnh, Hải Dương, Nghệ An và Thanh Hóa. Tuy nhiên không phải tất cả các quận, huyện của các tỉnh/thành phố nêu trên đều bị cấm xuất khẩu sang Hàn Quốc, mà chỉ hạn chế đối với một số quận/huyện/thị xã nhất định. Cụ thể như sau:
– Đối với tỉnh Hà Tĩnh, cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc đối với huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên;
– Đối với tỉnh Hải Dương, cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc đối với thành phố Chí Linh;
– Đối với Nghệ An, cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc đối với thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc và huyện Hưng Nguyên;
– Đối với Thanh Hóa, cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc đối với huyện Đông Sơn và huyện Hoằng Hoá.
2. Mức xử phạt hành vi không trở về nước khi hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, có quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, người lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ phải có nghĩa vụ quay trở lại Việt Nam đúng thời hạn sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng đó. Việc tự ý ở lại nước ngoài sau khi kết thúc hợp đồng sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Việc tự ý ở lại và không trở về nước theo đúng thời hạn sẽ bị xử phạt hành chính căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Điều luật này có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng khác có liên quan. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng được xác định là người lao động có hành vi tự tiện ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi đã chấm dứt
– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi tự sau:
+ Tổ chức tuyển chọn và thu tiền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi không có giấy phép hoạt động dịch vụ được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
+ Có hành vi cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trái phép, chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Giả mạo giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với các chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ khi thực hiện hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, nhưng không thuộc phạm vi nhiệm vụ được doanh nghiệp dịch vụ giao hoặc không trong thời gian được giao.
Vì vậy có thể nói, sau khi hết hiệu lực của
Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã yêu cầu các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến, thúc đẩy người lao động trở về quê nhà đúng thời hạn của hợp đồng, người lao động cư trú bất hợp pháp quay trở về quê nhà để tránh việc bị xếp vào danh sách cấm xuất khẩu lao động sang nước ngoài, trong đó có Hàn Quốc.
3. Nghĩa vụ của người đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, người đi xuất khẩu lao động nói chung và xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc nói riêng sẽ có các nghĩa vụ như sau:
– Tuân thủ đầy đủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Có trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, tôn trọng thuần phong mỹ tục và tập quán của nước tiếp nhận lao động, có thái độ đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
– Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
– Nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính, tiền dịch vụ, thực hiện thủ tục ký quỹ theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020;
– Làm việc đúng nơi quy định, chấp hành đầy đủ kỷ
– Thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Về nước đúng thời hạn sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật hoặc hợp đồng đào tạo nghề, thông báo với cơ quan có thẩm quyền đăng ký nơi cư trú khi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của pháp luật về cư trú trong khoảng thời gian 15 ngày được tính kể từ ngày nhập cảnh vào lãnh thổ của Việt Nam;
– Nộp thuế, tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Đóng góp vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.