Giay phép tài nguyên nước là loại văn bản được cấp cho cá nhân tổ chức thực hiện hoạt động liên quan đến tài nguyên nước. Vậy trường hợp bị thu hồi, đình chỉ giấy phép tài nguyên nước gồm những trường hợp nào?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp bị thu hồi, đình chỉ giấy phép tài nguyên nước:
Căn cứ Điều 15 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau: Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển. Theo quy định, trong một số trường hợp bắt buộc phải tiến hành xin giấy phép tài nguyên nước thì mới được hoạt động. Các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký được ghi nhận tại Điều 17 Nghị định 02/2023/NĐ-CP. Mặc dù có thể đã được cấp giấy phép tài nguyên nước nhưng nếu cá nhân, tổ chức thuộc một trong các hành vi bị thu hồi, đình chỉ giấy phép tài nguyên nước thì cũng không thể tránh khỏi vấn đề này. Thông thường việc thu hồi, đình chỉ diễn ra là do có những sai phạm trong quá trình hoạt động, hoặc những sự kiện phát sinh khác mà không thể duy trì việc sử dụng giấy phép tài nguyên nước trên thực tế.
1.1. Các trường hợp thu hồi giấy phép tài nguyên nước:
Việc thu hồi giấy phép được thực hiện trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định 02/2023/NĐ-CP, cụ thể sau đây:
– Trong quá trình hoạt động mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra chủ giấy phép bị phát hiện giả mạo tài liệu, thông tin được kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc cố tình sửa chữa làm sai lệch nội dung của giấy phép;
– Trường hợp tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc không đảm bảo trong quá trình hoạt động mà đã bị Tòa án tuyên bố phá sản; Có thể kể đến trường hợp cá nhân là chủ giấy phép bị chết, hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích;
– Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép, tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các quy định của giấy phép;
– Xét trên thực tế khi cấp giấy phép phải được cơ quan có thẩm quyền đảm nhiệm nên việc giấy phép này được cấp không đúng thẩm quyền sẽ bị thu hồi lại;
– Liên quan đến trường hợp khách quan đó là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì cá nhân, tổ chức phải tuân thủ.
1.2. Các trường hợp đình chỉ giấy phép tài nguyên nước:
Căn cứ theo Điều 24. Nghị định 02/2023/NĐ-CP thì trường hợp đình chỉ hiệu lực của giấy phép được đưa ra nếu chủ giấy phép có một trong những vi phạm sau đây:
+ Thực hiện một số hành vi vi phạm nội dung quy định trong giấy phép gây ô nhiễm, dẫn đến tình trạng cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước;
+ Hệ quả của việc khai thác nước dưới đất mà làm sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước thì sẽ bị đình chỉ để kịp thời ngăn chặn, khắc phục lại tình trạng ảnh hưởng xấu này;
+ Việc vận hành hồ chứa, đập dâng gây lũ, lụt, ngập úng nhân tạo làm cho ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở thượng và hạ du hồ chứa, đập dâng thì cũng phải kịp thời phát hiện và ra quyết định đình chỉ;
+ Cố tình thực hiện việc chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước nhưng không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận;
+ Bên cạnh đó, các nghĩa vụ mà nhà nước quy định cũng không thực hiện, đặc biệt là không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
+ Có những hành động lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.
– Liên quan đến thời hạn đình chỉ giấy phép:
+ Theo quy định thì giấy phép thăm dò nước dưới đất được ghi nhận là không quá 03 tháng;
+ Thời gian là không quá 12 tháng sẽ áp dụng đối với giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
– Trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực, chủ giấy phép không có các quyền liên quan đến giấy phép và phải có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;
– Khi hết thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép mà cơ quan cấp phép không có quyết định khác thì chủ giấy phép được tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình mà không có cá nhân, hay cơ quan nào có quyền được cản trở hoạt động trở lại.
2. Thẩm quyền đình chỉ hiệu lực, thu hồi giấy phép tài nguyên nước:
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 02/2023/NĐ-CP thì thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước được quy định. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
– Quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì bị đình chỉ hoặc thu hồi theo quyết định của cơ quan này;
– Những hoạt động tiến hành thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
– Có những việc làm như khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
– Đồng thời, phải kể đến trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m3 trở lên; một số các công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên;
– Dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên đố với những hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm d cũng nằm trong trường hợp này;
– Ngoài ra, hoạt đọng khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
– Tiến hành khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
– Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.
Theo quy định pháp luật hiện hành thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền trong việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.
Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh được trao thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm b, điểm h khoản 1 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục thu hồi, đình chỉ hiệu lực giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên nước:
– Tại Điều 40 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đình chỉ hiệu lực giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên nước được thực hiện như sau:
+ Cơ quan có thẩm quyền sau khi đã phát hiện chủ giấy phép có các vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 02/2023/NĐ-CP sẽ nhanh chóng thực hiện trách nhiệm của mình thông qua quá trình xem xét đình chỉ hiệu lực của giấy phép phù hợp với tình hình thực tế cũng như quy định đã được pháp luật đề ra;
+ Việc đưa ra quyết định đình chỉ cần căn cứ vào mức độ vi phạm của chủ giấy phép, mức độ ảnh hưởng của việc đình chỉ giấy phép đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Hiện nay, cơ quan cấp giấy phép quyết định thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép.
+ Việc xem xét rút ngắn thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép khi chủ giấy phép đã khắc phục hậu quả liên quan đến lý do đình chỉ giấy phép và hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật cũng có thể được chấp thuận sau khi cơ quan cấp giấy phép có thể xem xét đồng ý.
– Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép về tài nguyên nước:
+ Thông thường, những sai phạm trong giấy phép về tài nguyên nước được phát hiện thông qua công tác kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện giấy phép. Nên nếu phát hiện các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 25 của Nghị định này thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp phép; còn trong trường hợpnếu phát hiện các trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 25 của Nghị định này, thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra xử lý theo thẩm quyền, đồng thời báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp phép.
+ Thời gian để tiến hành xem xét thu hồi được diễn ra trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo. Việc thông báo cho chủ giấy phép là một trong những thủ tục bắt buộc thực hiện đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 25 của Nghị định này. Thời gian tiến hành thông báo cho chủ giấy phép biết trước 90 ngày.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Nghị định số 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.