Pháp luật về quản lý người lao động nước ngoài: Khái niệm pháp luật về quản lý lao động nước ngoài. Nguyên tắc pháp luật về quản lý người lao động nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm pháp luật về quản lý lao động nước ngoài:
Quản lý lao động nước ngoài là tổng hợp các mối quan hệ qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý bởi xuất phát từ không chỉ nhu cầu của chủ thể quản lý, mà còn từ các nguyên tắc mà chủ thể quản lý dù không muốn cũng phải tuân thủ vì tính chất của đối tượng quản lý là những con người có các quyền tự nhiên mà với các quyền đó chủ thể quản lý không thể vượt qua (quyền con người). Từ đó có thể khái quát rằng: “Pháp luật quản lý lao động nước ngoài là tổng thể các tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc Nhà nước tác động vào đối tượng quản lý là những người nước ngoài nhập cư vào nước sở tại để làm ăn, sinh sống một mình hoặc cùng với gia đình của họ với các nguyên tắc cơ bản là tôn trọng quyền con người, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm hiệu quả kinh tế và bảo vệ việc làm cho người lao động bản xứ, và tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nước ngoài nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài một cách hợp lý và gắn việc sử dụng lao động nước ngoài của từng người sử dụng lao động với lợi ích chung của toàn xã hội”.
Quản lý lao động nước ngoài do nhiều cơ quan nhà nước tiến hành cả ở trung ương lẫn địa phương và đôi khi có cả các tổ chức phi nhà nước hoặc bán nhà nước. Hơn nữa đối tượng quản lý phức tạp với nhiều loại khác nhau, đòi hỏi quy chế pháp lý khác nhau và chúng đều được chú ý bởi pháp luật quốc tế. Do đó nguồn pháp luật quản lý lao động nước ngoài khá phong phú, có thể bao gồm: (1) Văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, điều ước quốc tế, đạo luật và các văn bản lập pháp ủy quyền; (2) tiền lệ pháp cả trên bình diện quốc tế và quốc gia; (3) tập quán pháp (cả quốc tế và cả quốc gia); (4) học thuyết pháp lý; và (5) lẽ công bằng. Các nguồn này là nơi chứa đựng các quy tắc hay tiêu chuẩn xử sự đối với lao động nước ngoài nói chung và quản lý lao động nước ngoài nói riêng. Các quy tắc hay tiêu chuẩn trong việc quản lý đều được giải thích theo những nguyên tắc phù hợp với các mục tiêu của thể vì đó là một lĩnh vực pháp luật mà luôn luôn gắn chặt với chính trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội.
2. Nguyên tắc pháp luật về quản lý người lao động nước ngoài:
Do tính chất đặc thù nên pháp luật quản lý lao động nước ngoài chịu ảnh hưởng của cả hệ thống pháp luật quốc tế và hệ thống pháp
Nguyên tắc thứ nhất: Tôn trọng quyền con người Công ước ICRMW năm 1990 xác định phạm vi điều chỉnh của Công ước trên căn bản đặc tính “phổ biến” của quyền con người như sau:
Công ước này được áp dụng, trừ khi được quy định khác sau đó, đối với mọi người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, không có bất kỳ sự phân biệt nào như giới tính, chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc tín ngưỡng, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc xã hội hoặc dân tộc, quốc tịch, độ tuổi, địa vị kinh tế, tài sản, tình trạng hôn nhân, thành phần xuất thân và các địa vị khác (Điều 1).
Công ước còn khẳng định hơn việc quyền con người của lao động di trú được hưởng do đặc tính “cơ bản” và đặc tính “phổ biến” của quyền con người, Công ước này quy định:
Theo các văn kiện quốc tế về quyền con người, các quốc gia thành viên Công ước này cam kết tôn trọng và bảo đảm cho người lao động di trú và các thành viên gia đình họ trong lãnh thổ hoặc thuộc quyền tài phán của mình được hưởng các quyền theo Công ước mà không có bất kỳ sự phân biệt nào về giới tính, chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc tín ngưỡng, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc xã hội hoặc dân tộc, quốc tịch, độ tuổi, thành phần kinh tế, tài sản, tình trạng hôn nhân, thành phần xuất thân và địa vị khác (Điều 7).
Quyền con người cũng được pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ, thông qua việc dành toàn bộ chương 2 của
Nguyên tắc thứ hai: Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội
Lao động nước ngoài bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội, đôi khi lại có thể kèm theo các rủi ro cho các vấn đề an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Một lực lượng lớn người lao động với khác biệt về văn hóa, lối sống, tâm lý, ngôn ngữ, cách ứng xử… có thể không phù hợp với các quy tắc, trật tự xã hội của nước sở tại nơi người lao động nước ngoài đang làm việc. Trên thế giới đã có những trường hợp có nước sử dụng người lao động nước ngoài, người nhập cư nhằm phục vụ mục đích tình báo, chống phá… ở nhiều nước khác, hay chỉ là cách sống và phong tục tập quán của những người nước ngoài sống và làm việc ở nước sở tại dẫn tới những xung đột hay sự không phù hợp trong cộng đồng dân cư trong nước. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nước bị ảnh hưởng cho làn
Nguyên tắc thứ ba: Bảo đảm hiệu quả kinh tế và bảo vệ việc làm cho người lao động trong nước.
Việc lao động nước ngoài vào làm việc trong nước gia tăng về số lượng khiến việc làm cho lao động trong nước có nguy cơ sụt giảm. Với sự gia tăng số lượng về lao động nước ngoài, người sử dụng lao động có nhiều sự lựa chọn về lao động phù hợp với nhu cầu và tạo ra cạnh tranh trong thị trường lao động. Đối với những doanh nghiệp, đơn vị đòi hỏi những lao động có trình độ bậc cao có thể được đáp ứng và nâng cao hiệu quả kinh tế. Những thiếu hụt về lao động các nước do dân số già hoặc lao động trong nước hạn chế trong một lĩnh vực nào đó thì lao động nước ngoài có thể bù đắp cho những thiếu hụt về lực lượng lao động đó. Tuy nhiên vấn đề bảo đảm việc làm cho người lao động bản xứ cũng cần phải được giải quyết và nên được coi là ưu tiên trong việc lựa chọn lao động. Do đó nguyên tắc không thể bảo qua trong quá trình quản lý lao động nước ngoài là bảo đảm hiệu quả kinh tế và bảo vệ việc làm cho người lao động trong nước vì để bảo đảm hiệu quả kinh tế đồng thời bảo vệ việc làm cho người lao động bản xứ thì người quản lý luôn phải chủ động.
Nguyên tắc thứ tư: Tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nước ngoài.
Nguyên tắc này đòi hỏi không thể vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nhập cư do nguyên tắc này là hệ quả tất yếu của nguyên tắc tôn trọng quyền con người. Công ước số 97 và Công ước số 143 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã quy định không phân biệt đối xử giữa người lao động nước ngoài và người lao động trong nước. Điều đó có nghĩa là quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nước ngoài phải được tôn trọng như quyền và lợi ích hợp pháp của lao động trong nước.