Khi tổ chức thực hiện lưu giữ chất phóng xạ thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Vậy hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ cấp giấy phép lưu trữ chất phóng xạ:
Căn cứ Điều 14, 18 Nghị định 142/2020/NĐ-CP tiến hành công việc bức xạ và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử thì hồ sơ cấp giấy phép lưu trữ chất phóng xạ bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (đơn đề nghị theo mẫu pháp luật quy định).
– Bản sao của một trong những loại giấy tờ sau (trong trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó):
+ Giấy Quyết định thành lập tổ chức;
+ Giấy chứng nhận về đăng ký doanh nghiệp;
+ Giấy chứng nhận về đăng ký đầu tư;
+ Giấy chứng nhận về đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;
+ Những loại giấy tờ khác có giá trị tương đương.
– Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn (phiếu khai báo theo mẫu pháp luật quy định).
– Bản sao của Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ thì những người này phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
– Bản sao của Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ.
– Bản sao của văn bằng hoặc chứng nhận đào tạo về xử lý chất thải phóng xạ đối với nhân viên xử lý chất thải phóng xạ.
– Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng (mẫu khai báo theo mẫu pháp luật quy định);
– Phiếu khai báo chất thải phóng xạ (mẫu khai báo theo mẫu pháp luật quy định);
– Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật (mẫu báo cáo thực hiện theo mẫu pháp luật quy định);
– Bản sao của Biên bản kiểm xạ;
– Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
Lưu ý rằng:
– Thông tin trong hồ sơ cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ phải chính xác.
– Các loại văn bằng, chứng chỉ hoặc các loại giấy tờ khác trong hồ sơ cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ có quy định thời hạn phải còn hiệu lực ít nhất 45 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận.
– Trường hợp bản sao trong hồ sơ cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ không được công chứng, chứng thực hoặc là không đupwjc được sao y từ bản gốc, khi đó cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân xuất trình hoặc gửi bản chính để đối chiếu.
– Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành đồng thời nhiều công việc bức xạ ở tại cùng một thời điểm các thành phần hồ sơ giống nhau chỉ cần nộp 01 bản cho tất cả các loại công việc bức xạ.
2. Thủ tục cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ:
Căn cứ Điều 29 Nghị định 142/2020/NĐ-CP tiến hành công việc bức xạ và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử thì thủ tục cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: nộp hồ sơ cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ
Tổ chức, cá nhân có đề nghị cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ nộp 01 bộ hồ sơ cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ đã chuẩn bị nêu ở trên đến cơ quan có thẩm quyền (đó chính là Bộ Khoa học và Công nghệ) bằng một trong các phương thức nộp hồ sơ sau:
– Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ.
– Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ trực tiếp đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
– Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ qua đường bưu chính đến địa chỉ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bước 2: giải quyết hồ sơ cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ và thông báo bằng văn bản mức phí đối với hồ sơ cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
– Sau khi nhận đủ hồ sơ cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ hợp lệ và phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ và cấp Giấy phép theo mẫu quy định trong thời hạn sau đây:
+ 15 ngày đối với thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển quá cảnh;
+ 25 ngày đối với các thiết bị X-quang sử dụng trong y tế;
+ 30 ngày đối với thủ tục vận chuyển;
+ 45 ngày đối với những công việc bức xạ khác.
– Trường hợp không cấp Giấy phép lưu giữ chất phóng xạ: Chậm nhất trong thời hạn đã nêu trên cơ quan có thẩm quyền sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Điều kiện cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ:
Điều 7 Nghị định 142/2020/NĐ-CP tiến hành công việc bức xạ và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử quy định về điều kiện cấp giấy phép lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ; xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ mà đã qua sử dụng, căn cứ Điều này thì điều kiện cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ bao gồm các điều kiện sau:
– Nhân lực:
+ Nhân viên bức xạ phải có Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với những công việc bức xạ; nhân viên xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ mà đã qua sử dụng phải được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;
+ Có người phụ trách an toàn, trừ trường hợp nguồn phóng xạ thuộc nhóm 5 theo như QCVN 6:2010/BKHCN đã quy định. Người phụ trách an toàn phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ và đã được bổ nhiệm bằng văn bản trong đó quy định rõ về trách nhiệm và quyền hạn theo khoản 2 Điều 27 của Luật Năng lượng nguyên tử;
+ Trường hợp xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ mà đã qua sử dụng: Phải có người phụ trách tẩy xạ. Đối với người phụ trách tẩy xạ phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ.
– Bảo đảm an toàn, an ninh đối với việc lưu giữ tạm thời các nguồn phóng xạ:
+ Đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 2 Điều 5 của Nghị định 142/2020/NĐ-CP
+ Có nơi riêng biệt để thực hiện lưu giữ nguồn phóng xạ;
+ Có nội quy an toàn bức xạ liên quan đến việc lưu giữ nguồn phóng xạ, trách nhiệm thông báo khi mà có hiện tượng bất thường có thể gây mất an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ;
+ Trường hợp lưu giữ nguồn phóng xạ kín phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vấn đề bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định của pháp luật
– Bảo đảm an toàn, an ninh đối với việc xử lý, lưu giữ các chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
+ Các yêu cầu quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 5 của Nghị định 142/2020/NĐ-CP
+ Có kho lưu giữ các chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;
+ Trường hợp xử lý chất thải phóng xạ phải có kho lưu giữ tạm thời các chất thải phóng xạ trước khi xử lý;
+ Trường hợp lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vấn đề bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định 142/2020/NĐ-CP
+ Có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định 142/2020/NĐ-CP. Trường hợp mà xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng thuộc trong Nhóm 1, Nhóm 2 theo như Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6:2010/ BKHCN đã quy định, kế hoạch ứng phó sự cố phải được phê duyệt theo quy định tại Điều 36 của Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 142/2020/NĐ-CP tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.