Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được cấp cho đơn vị kinh doanh với mục đích chính là hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh. Vậy, khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì phải thực hiện ra sao?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
Kinh doanh vận tải được hiểu đơn giản là quá trình sử dụng các phương tiện giao thông khác nhau để tiến hành vận chuyển hàng hóa hoặc vận chuyển hành khách từ địa điểm này đến địa điểm khác. Cá nhân, tổ chức thực hiện việc kinh doanh vận tải với mục đích chính đó là để sinh lợi nhuận, bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp hoặc kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Việc kinh doanh vận tải bằng xe ô tô chỉ được coi là hợp pháp nếu cá nhân, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh. Giấy phép kinh doanh sẽ là cơ sở để cá nhân, tổ chức chứng minh được quá trình hoạt động kinh doanh hợp pháp và được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức khi thực hiện hoạt động này trên thực tế. Hiện nay, giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có thể sẽ bị thu hồi bởi một số trường hợp nhất định. Theo đó đơn vị kinh doanh vận tải sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh không thời hạn nếu vi phạm một trong các trường hợp đã được quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 47/2022/NĐ-CP;
– Thực hiện các hoạt động như cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh;
– Mặc dù được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nhưng lại không tiến hành được kinh doanh vận tải trong thời gian 6 tháng tính từ ngày được các giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 6 tháng liên tục;
– Thực hiện việc chấm dứt theo đúng quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải;
– Cố tình thực hiện hoạt động sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe trước trong và sau khi tiến hành chuyển dữ liệu;
Như vậy, có thể thấy đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô có thể sẽ bị thu hồi giấy phép lái xe trong một số trường hợp như các hành vi cố tình cung cấp các thông tin của bản sao không đúng với các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh; Mặc dù đã được cấp giấy phép kinh doanh vận tải nhưng lại không thực hiện hoạt động kinh doanh trong thời gian 6 tháng hoặc bị chấm dứt hoạt động theo đúng quy định pháp luật cố tình sửa chữa hoặc làm sai lệch các thông tin từ hình ảnh camera ở trên xe trước trong và sau khi tiến hành chuyển dữ liệu.
2. Quy định thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
Việc thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô phải được diễn ra theo đúng trình tự thủ tục. Căn cứ theo khoản 7 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP thì đã quy định và các nội dung thủ tục cấp cấp lại và thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô như sau:
– Quá trình thu hồi giấy phép kinh doanh sẽ được thực hiện bởi cơ quan cấp giấy phép kinh doanh. Cơ quan nào tiến hành cấp giấy phép kinh doanh cho đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ có thẩm quyền thu hồi và thực hiện theo đúng trình tự sau đây:
– Cơ quan này ban hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh;
– Sau khi có quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh sẽ tiến hành gửi cho các đơn vị kinh doanh vận tải cũng như có trách nhiệm trong việc đăng tải thông tin nên trang thông tin điện tử của Sở giao thông vận tải. Mục đích của hoạt động này đó là công khai việc thu hồi giấy phép đối với các đơn vị kinh doanh vận tải khác;
– Có trách nhiệm trong việc báo cáo lên cơ quan cấp trên đó là Tổng cục đường bộ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cũng như tiến hành thông báo quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện hoàn tất thủ tục này;
– Trường hợp cơ quan cấp giấy phép kinh doanh ban hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh thì đơn vị kinh doanh vận tải trong vòng 7 ngày kể từ khi có quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh phải tiến hành nộp lại giấy phép kinh doanh và phù hiệu biển hiệu cho cơ quan cấp giấy phép kinh doanh;
Đồng thời, trong khoảng thời gian này cũng sẽ phải dừng toàn bộ các hoạt động liên quan đến kinh doanh vận tải theo quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh ngay sau khi quyết định này đã có hiệu lực áp dụng trên thực tế. Với nội dung nêu trên thì thủ tục để thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ được thực hiện qua các bước cơ bản như:
Bước 1. Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh sẽ tiến hành thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô thông qua việc ban hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh;
Bước 2. Sau khi đã ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ gửi quyết định thu hồi này đến các đơn vị kinh doanh vận tải;
Bước 3. Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải thực hiện các nghĩa vụ báo cáo đối với Tổng cục đường bộ Việt Nam; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo quyết định này đến với các cá nhân tổ chức có liên quan;
Bước 4. Quy định về trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải
Khi nhận quyết định có hiệu lực về việc thu hồi giấy phép kinh doanh thì trong thời gian 7 ngày đơn vị kinh doanh vận tải sẽ có trách nhiệm đổi giấy phép kinh doanh và phù hiệu chấm dứt hoạt động trên thực tế
3. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
Như đã biết, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cũng chính là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Hiện nay, không có quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nhưng căn cứ theo nội dung tại Điều 17 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 47/2022/NĐ-CP thì việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định với các nội dung sau đây:
– Thứ nhất, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì mới được thực hiện hoạt động trên thực tế;
– Thứ hai, nội dung được ghi nhận trong giấy phép kinh doanh phải thể hiện rõ các thông vấn đề sau:
+ Các thông tin về tên địa chỉ đơn vị kinh doanh cũng phải được thể hiện rõ trong nội dung về phép kinh doanh được cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ phải ghi nhận các thông tin về số ngày tháng năm cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận;
+ Thông tin của người đại diện theo pháp luật cũng phải được thể hiện trong giấy phép này;
+ Đồng thời các hình thức tiến hành kinh doanh trên thực tế cũng sẽ được ghi nhận;
+ Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh cũng sẽ được ghi nhận trong giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Thứ ba, theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh sẽ là Sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, với nội dung nêu trên Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và cơ quan này cũng sẽ là cơ quan thực hiện thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Nghị định số 47/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.