Việc nhận nuôi con nuôi đã tồn tại trong xã hội của Việt Nam từ trước đến nay. Việc nhận nuôi con nuôi được hình thành từ nhiều lý do và nhiều mục đích khác nhau. Vậy mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước hiện nay được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước mới nhất:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về lệ phí đăng ký nuôi con nuôi. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 114/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài, có quy định cụ thể về lệ phí đăng ký nuôi con nuôi. Theo đó, lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là khái niệm để chỉ lệ phí thu đối với trường hợp công dân mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thường trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành thủ tục nhận con nuôi là công dân mang quốc tịch Việt Nam, cũng thường trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó, lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài là khái niệm để chỉ lệ phí thu đối với trường hợp người Việt Nam định cư trên lãnh thổ của nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành thủ tục nhận nuôi con nuôi được xác định là công dân mang quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở các khu vực biên giới nước nắng riêng nhận trẻ em mang quốc tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam để làm con nuôi. Ngoài ra, lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được xác định là lệ phí thu đối với trường hợp công dân mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạm trú ở nước ngoài thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi là công dân mang quốc tịch Việt Nam cũng tạm trú ở nước ngoài.
Pháp luật hiện nay đã đưa ra mức thu lệ phí cụ thể đối với hoạt động đăng ký nuôi con nuôi trồng nước. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 114/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài, có quy định cụ thể về mức thu lệ phí. Cụ thể như sau:
Mức thu lệ phí đối với hoạt động đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định cụ thể như sau:
+ Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trồng nước được xác định là 400.000 đồng/trường hợp;
+ Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư trên lãnh thổ của nước ngoài, đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi được xác định là công dân mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 9.000.000 đồng/trường học;
+ Mức thu lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành thủ tục nhận nuôi con nuôi là công dân mang quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 4.500.000 đồng/trường hợp;
+ Mức thu lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở các khu vực biên giới của nước láng giềng có hành vi nhận trẻ em mang quốc tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng thường trú tại khu vực biên giới Việt Nam làm con nuôi theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 4.500.000 đồng/trường hợp;
+ Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được xác định là 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức thu lệ phí này sẽ được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài khoản công bố.
Như vậy có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trồng nước theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 400.000 đồng/trường hợp.
2. Cơ quan thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước hiện nay:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 114/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài, có quy định về cơ quan thu lệ phí. Theo đó, cơ quan thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước hiện nay được quy định cụ thể như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền thu lệ phí đối với hoạt động đăng ký nuôi con nuôi trồng nước và lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở các khu vực biên giới của nước láng giềng có hành vi nhận trẻ em mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam làm con nuôi;
– Sở tư pháp là cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hành vi nhận con nuôi là công dân mang quốc tịch Việt Nam;
– Cục con nuôi thuộc Bộ tư pháp là cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí đối với hoạt động đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài, lệ phí cấp hoặc gia hạn giấy phép hoạt động của các tổ chức còn nuôi nước ngoài;
– Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí đối với hoạt động đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đó.
Theo đó thì có thể nói, Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí đối với trường hợp đăng ký nuôi con nuôi trong nước.
3. Các trường hợp được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 114/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài, có quy định về các trường hợp miễn và giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi. Cụ thể như sau:
– Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với các trường hợp sau đây:
+ Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng làm con nuôi, cô hoặc cậu ruột, dì ruột hoặc chú ruột, bác ruột nhận cháu làm con nuôi trên thực tế;
+ Người nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi thì cũng sẽ thuộc trường hợp được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước bao gồm: trẻ khuyết tật, trẻ bị nhiễm bệnh HIV/AIDS, trẻ mắc các bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
+ Người có công với cách mạng nhận nuôi con nuôi trên thực tế.
– Giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp sau đây:
+ Cha dượng, mẹ kế có nhu cầu nhận con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng làm con nuôi, cô ruột, cậu ruột, dì ruột, chú ruột hoặc bác ruột nhận cháu làm con nuôi theo quy định của pháp luật sẽ được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
+ Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi, thì từ trẻ em thứ 02 trở đi sẽ được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
+ Trong trường hợp nhận nuôi con nuôi của cả 02 trường hợp nêu trên thì người nộp lệ phí sẽ được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo một trong 02 trường hợp đó.
– Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì có thể thấy, trường hợp được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước sẽ được thực hiện trong các trường hợp nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Nghị định 114/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài;
–
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
– Nghị định 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.