Mẫu đơn xin cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hiện nay đang được quy định tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP).
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp:
Mẫu đơn xin cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hiện nay đang được quy định tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo
TÊN THƯƠNG NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số …/… | …, ngày … tháng … năm … |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
(Trong trường hợp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp bị mất, bị hỏng)
Kính gửi: …
Tên thương nhân: …
Địa chỉ trụ sở chính: …
Điện thoại: ….
Fax: …
Địa điểm sản xuất/kinh doanh: ….
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương/giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số … do … cấp ngày … tháng … năm …;
Giấy phép … đã được cấp số … do … cấp ngày … tháng … năm …
Giấy phép … đã được cấp sửa đổi, bổ sung/cấp lại (nếu có) số … do … cấp ngày …tháng … năm …
… đề nghị … xem xét cấp lại giấy phép …, với lý do cụ thể như sau: …
… xin cam đoan lý do trình bày trên hoàn toàn xác thực và thực | hiện đúng các quy định tại
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))
Tuy nhiên cần phải lưu ý trong quá trình soạn mẫu đơn xin cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp như sau:
– Đối với loại giấy phép, trong trường hợp này cần phải ghi rõ là giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, hoặc giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phân phối rượu/bán buôn rượu, bán lẻ rượu;
– Đối với cơ quan cấp phép, cần phải ghi rõ cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong trường hợp này đó là Bộ công thương/Sở công thương/Phòng kinh tế hoặc Phòng kinh tế và hạ tầng;
– Trong đơn xin cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp cũng cần phải ghi rõ tên thường dân xin cấp giấy phép, ghi rõ lý do xin cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, có thể là bị mất hoặc bị hỏng …
2. Thời hạn của giấy phép sản xuất rượu công nghiệp sau khi được cấp lại:
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương), có quy định về vấn đề cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp. Trong đó có quy định cụ thể về thời hạn của giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được cấp lại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể như sau:
– Trường hợp cấp lại do hết thời hạn hiệu lực, thương nhân sẽ phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép trong khoảng thời gian 30 ngày, hồ sơ, thẩm quyền, trình tự và thủ tục cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp sẽ được áp dụng giống như quy định của trường hợp cấp mới giấy phép sản xuất rượu công nghiệp;
– Trong trường hợp cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp do bị mất hoặc bị hư hỏng thì được thực hiện cụ thể như sau:
+ Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép sản xuất liệu công nghiệp sẽ bao gồm: đơn đề nghị cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được soạn theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương), và bản gốc hoặc bản sao giấy phép đã cấp trước đó (nếu có);
+ Cơ quan cấp giấy phép sẽ căn cứ vào hồ sơ đã lưu vào hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp của thương nhân để cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật;
+ Thời hạn của giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được cấp lại vẫn sẽ giữ nguyên như cũ.
Như vậy có thể nói, theo quy định phân tích nêu trên, thời hạn của giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được cấp lại do bị mất, bị hư hỏng vẫn sẽ được giữ nguyên như cũ.
3. Trình tự và thủ tục xin cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp:
Trình tự và thủ tục cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương), cụ thể như sau:
– Thương nhân sẽ nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện, hoặc nộp hồ sơ trực tuyến đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp;
– Trong khoảng thời hạn 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động xem xét và cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương). Trong trường hợp từ chối cấp lại giấy phép sản xuất liệu công nghiệp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng. Trong trường hợp nhận thấy chưa đầy đủ hồ sơ hợp lệ, trong khoảng thời hạn 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp sẽ cần phải có văn bản yêu cầu bổ sung sao cho đầy đủ hồ sơ.
Như vậy có thể nói, theo điều luật nêu trên, trình tự và thủ tục cấp lại giấy phép sản xuất liệu công nghiệp sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Thương nhân sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện phải nộp hồ sơ trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
Bước 2: Trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương). Trong trường hợp từ chối cấp lại giấy phép sản xuất liệu công nghiệp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 3: Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong khoảng thời hạn 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp sẽ cần phải có văn bản yêu cầu bổ sung sao cho đầy đủ và hợp lệ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu;
– Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương;
– Nghị định 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.