Quan điểm và giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người trong áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
Mục lục bài viết
1. Quan điểm và giải pháp chung tăng cường bảo đảm quyền con người trong áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự:
Để bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người trong cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng, ngoài việc nội luật hóa các quyền con người vào trong các văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng quy chuẩn về quyền con người trên thế giới cũng như phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, thì cần quan tâm chú trọng đến việc thực thi các quy định pháp luật về quyền con người trên thực tiễn. Bởi lẽ một quy định pháp luật mặc dù rất đúng đắn, tuy nhiên việc thực thi lại khó khăn, bất cập, không đạt hiệu quả cao thì cũng làm mất đi giá trị, tinh thần pháp luật của một điều luật, qua đó ảnh hưởng tới việc bảo đảm quyền con người trên thực tế. Hiện nay, theo Luật THDS quy định cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan đại diện Nhà nước thực hiện nhiệm vụ thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định của
Thứ nhất, tăng cường năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của Chấp hành viên, cán bộ, công chức thi hành án dân sự.
Chấp hành viên và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự phải là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo bài bản, thường xuyên trau dồi kiến thức, kinh nghiệm. Để làm được điều này, đòi hỏi cần thường xuyên tổ chức các buổi họp trao đổi kinh nghiệm tại đơn vị; các buổi hướng dẫn, tập huấn về các quy định pháp luật mới trong công tác thi hành án dân sự các cấp; tổ chức thi kiểm tra nghiệp vụ định kỳ hàng năm nhằm rà soát kiến thức chuyên môn, tổ chức đào tạo lại đối với các trường hợp không đạt yêu cầu. Đồng thời, việc phân bổ địa bàn quản lý phải phù hợp, định kỳ phải luân chuyển, tránh trường hợp quản lý, giải quyết án trên một địa bàn quá lâu, dẫn đến việc không có thêm các mối quan hệ với các cơ quan phường xã, không có thêm được những kinh nghiệm hữu ích từ việc giải quyết các vụ án khác nhau trên địa bàn. Bên cạnh việc nâng cao năng lực trình độ thì việc rèn luyện đạo đức công vụ cho đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ công chức thi hành án cần được quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ họ là những người trực tiếp thực hiện quyền lực Nhà nước trong việc tổ chức thi hành án, tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ việc đương sự không tự nguyện thi hành, họ chính là những người tác động trực tiếp đến việc bảo đảm quyền con người của đương sự.
Để làm được điều này, cần quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về quyền con người, quán triệt trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mỗi công chức trong quá trình thi hành án, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đối với công chức. Theo đó việc bảo đảm quyền con người phải được thực hiện thường xuyên, không được có tư tưởng vụ lợi, nhũng nhiều, lợi dụng chức vụ quyền hạn để tư lợi cá nhân, gây ra những hành vi vi phạm pháp luật. Để thay đổi nhận thức cho cán bộ, công chức làm công tác thi hành án, cần thường xuyên tổ chức giáo dục tư tưởng thông qua các buổi họp cơ quan, họp chi bộ, các buổi học chính trị để rèn luyện kịp thời, giúp họ nhận thức đẩy đủ về tầm quan trọng về việc bảo đảm quyền con người trong thi hành án nói chung cũng như cưỡng chế thi hành án nói riêng.
Qua đó, đẩy mạnh phong trào làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đẩy mạnh phong trào phòng chống tham nhũng, vụ lợi, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức thi hành án, sẵn sàng kiểm điểm, phê bình, kỷ luật các cá nhân có hành vi không phù hợp chuẩn mực với đương sự, hạch sách, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho đương sự trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Việc tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức vững vàng luôn là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, qua đó nâng cao năng lực công tác, hiệu quả giải quyết thi hành án, nâng cao về trách nhiệm, ý thức trong việc bảo đảm quyền con người cho đương sự.
Thứ hai, nâng cao thu nhập, phụ cấp cho cán bộ, công chức thi hành án dân sự.
Hiện nay, theo sự phát triển của xã hội, đất nước thì số lượng vụ án dân sự ngày càng nhiều trong khi biên chế không thay đổi, lương và phụ cấp ở mức thấp. Theo quy định tính lương thì một cán bộ, công chức thi hành án dân sự làm việc 7 năm sẽ có mức lương 5,3 triệu đồng/tháng, đây là một mức lương rất thấp so với nhiều ngành nghề lao động hiện nay mặc dù khối lượng công việc lớn, nặng áp lực về chỉ tiêu thu hồi nợ, thường xuyên phải đối mặt với đơn thư khiếu nại, tố cáo và cả nguy hiểm trong quá trình cưỡng chế thi hành án. Nhiều trường hợp cán bộ, công chức ngành thi hành án dân sự lựa chọn làm thêm các công việc như bán hàng online,
Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình cưỡng chế thi hành án.
Trong các vụ việc thi hành án thì các vụ việc phải áp dụng biện pháp cưỡng chế mang tính chất vô cùng quan trọng, bởi lẽ nó đụng chạm trực tiếp tới quyền lợi của đương sự, dễ khiếu nại, khiếu kiện, dễ gây hậu quả không thể khắc phục, làm ảnh hưởng tới quyền con người của đương sự. Do đó công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình cưỡng chế thi hành án cần được quan tâm, chú trọng hàng đầu, cụ thể:
Tăng cường công tác tự theo dõi, kiểm tra thường xuyên các vụ án cưỡng chế tại đơn vị. Đối với mỗi vụ án cưỡng chế, CHV cần chủ động thường xuyên báo cáo tiến độ giải quyết, hồ sơ vụ việc với Lãnh đạo phụ trách tại đơn vị để theo dõi, xin ý kiến chỉ đạo kịp thời đối với các vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết để xử lý nhanh chóng, dứt điểm, tránh trường hợp chậm thời hạn hoặc làm sai quy định gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của đương sự. Định kỳ, tổ chức tự kiểm tra chéo các hồ sơ cưỡng chế thi hành án trong đơn vị, qua đó đóng góp ý kiến, kịp thời khắc phục các lỗi sai hoặc hỗ trợ nhau trong việc giải quyết hồ sơ.
Tăng cường công tác kiểm tra của cơ quan thi hành án cấp trên đối với cơ quan thi hành án cấp dưới. Việc kiểm tra của cơ quan thi hành án cấp trên được thực hiện theo kế hoạch đầu năm hoặc kiểm tra đột xuất đối với các hồ sơ vụ việc cưỡng chế có thông tin báo chí phản ánh, có đơn thư khiếu nại hoặc từ chính báo cáo xin ý kiến của cơ quan thi hành án cấp dưới. Từ đó, khẩn trương chỉ đạo kiểm điểm, khắc phục các vi phạm hoặc chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định pháp luật, tổ chức họp liên ngành, xin ý kiến cơ quan thi hành án cấp tổng cục.
Tăng cường công tác kiểm sát thi hành án của Viện kiểm sát các cấp, đẩy mạnh việc kiểm tra các vụ việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, nghiên cứu hồ sơ, trường hợp cần thiết làm việc với đương sự để làm rõ các điểm nghi vấn, chưa rõ, có dấu hiệu tác động của CHV trong việc hướng đương sự tới việc thỏa thuận không mong muốn, xin rút đơn, xin kéo dài thời gian… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc bảo đảm quyền con người trong công tác cưỡng chế thi hành án dân sự. Đồng thời thường xuyên giám sát quá trình cưỡng chế thi hành án, chỉ ra việc thực hiện chưa phù hợp với quy định pháp luật, chưa bảo đảm tính công bằng, bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp, vốn có của đương sự. Qua đó, kịp thời kiến nghị, kháng nghị để chấn chỉnh việc thực hiện, yêu cầu khẩn trương khắc phục các sai sót, hậu quả trong quá trình cưỡng chế thi hành án. Đồng thời cũng khẩn trương đề xuất các giải pháp, chia sẽ quan điểm, ý kiến đối với các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thi hành án, giải quyết triệt để, không để kéo dài, quyền con người đến mức cao nhất có thể cho đương sự.
2. Giải pháp riêng cho địa phương trong việc tăng cường bảo đảm quyền con người trong áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự:
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế-xã hội của từng địa phương cũng kéo theo các mối quan hệ dân sự ngày càng nhiều, các vụ án không chỉ hình sự mà còn cả dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, lao động… tăng lên một cách chóng mặt. Có thể khẳng định, việc hoàn thành chỉ tiêu về giải quyết việc thi hành án, thu hồi tiền phải thi hành án tại Chi cục Thi hành án dân sự quyết định đến việc hoàn thành chỉ tiêu của cả tỉnh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc này, Lãnh đạo Cục THADS tỉnh phải luôn quan tâm, chú trọng, tạo mọi điều kiện cho cán bộ, công chức tại Chi cục THADS hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, do số lượng biên chế ít ỏi, phân bổ không đồng đều nên việc thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn, áp lực, ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo đảm quyền con người trong quá trình thi hành án nói chung cũng như cưỡng chế thi hành án nói riêng. Để giải quyết vấn đề này, cần có những biện pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, tăng cường đội ngũ chấp hành viên, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tại Chi cục THADS
Để làm điều này, Cục THADS tỉnh cần khẩn trương báo cáo Tổng cục THADS về việc xin tăng số lượng biên chế công chức, tăng số lượng biên chế chấp hành viên tại đơn vị, qua đó giảm tải áp lực giải quyết vụ việc thi hành án cho đội ngũ chấp hành viên, cán bộ công chức đang thực hiện nhiệm vụ tại Chi cục THADS. Đồng thời, cần có sự bố trí, phân công cán bộ linh hoạt giữa các đơn vị có khối lượng án lớn và ít án, điều động theo hình thức tăng cường, biệt phái chấp hành viên từ các Chi cục có lượng án tương đối ít về Chi cục THADS, nhằm cao nhất nhiệm vụ hoàn thành chỉ tiêu cấp trên giao phó.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức tại đơn vị Chi cục THADS cần hoạt động theo đúng chuyên môn, năng lực phụ trách, tránh kiêm nhiệm nhiều vị trí, dễ dẫn đến quá tải công việc, thậm chí không đúng quy định pháp luật về bố trí cán bộ, công chức trong đơn vị. Đơn cử như một số thư ký thi hành án, ngoài nhiệm vụ chuyên môn, còn kiêm thêm các công việc như làm thủ kho, thủ quỹ, làm công tác đoàn, đảng, phụ trách giúp việc Lãnh đạo đơn vị trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, làm công tác văn phòng… Điều này dễ dẫn đến việc không thể tập trung vào nhiệm vụ chuyên môn là giải quyết hồ sơ thi hành án, đặc biệt là đối với các vụ việc cưỡng chế thi hành án có trình tự thủ tục phức tạp, gây ảnh hưởng đến quyền con người của đương sự. Đơn cử như việc do nhiều việc, một số cán bộ đã cho đương sự ký trước vào nhiều biên bản, không
Thứ hai, cần có sự phân công, luân chuyển địa bàn, bố trí cán bộ hợp lý trong đơn vị
Một trong những áp lực cho các chấp hành viên tại Chi cục THADS là càng giỏi nghiệp vụ, càng làm được việc thì càng được Lãnh đạo quan tâm giao phụ trách thêm địa bàn, thêm án. Việc được Lãnh đạo tin tưởng, giao phó các vụ việc thi hành án, đặc biệt là các vụ việc có dấu hiệu phức tạp về nhân thân đương sự, có thái độ bất hợp tác, chống đối trong quá trình tố tụng, các vụ việc phải tổ chức cưỡng chế cho các chấp hành viên có trình độ, năng lực cao mặc dù là việc tốt, tuy nhiên nếu quá nhiều thì sẽ dẫn đến việc quá tải, dễ bỏ lọt thủ tục, để gây ảnh hưởng đến việc bảo đảm các quyền con người cơ bản của đương sự trong quá trình thi hành án. Để giải quyết vấn đề này, Lãnh đạo đơn vị cần có sự phân công địa bàn, phân công công việc một cách hợp lý. Đối với các chấp hành viên giỏi nghiệp vụ, có kinh nghiệm thì việc giao các vụ việc phải thi hành án, đặc biệt là các vụ phải cưỡng chế thi hành án là cần thiết, tuy nhiên đối với các chấp hành viên trình độ chưa cao hoặc mới được bổ nhiệm thì cũng cần quan tâm, sẵn sàng giao các vụ việc phức tạp để trau dồi năng lực nghiệp vụ, lấy thêm kinh nghiệm bản thân, đồng thời cũng phân công Lãnh đạo phụ trách theo dõi, chỉ đạo sát sao tránh các vụ án này tránh để xảy ra sai sót, gây hậu quả làm ảnh hưởng đến quyền lợi cơ bản, quyền con người của đương sự.
Việc phân công hợp lý không chỉ là phân công khối lượng án, mà còn cả phân công địa bàn, tạo điều kiện cho các chấp hành viên đang sinh sống trên địa bàn đó phụ trách các vụ án tại khu vực đó, nhằm giảm tải việc phải thường xuyên đi lại xác minh, làm việc với các cơ quan, tổ chức, đương sự. Đồng thời, phải thực hiện việc luân chuyển địa bàn định kỳ, nhằm tránh việc không khách quan trong quá trình thi hành án. Đồng thời tạo cơ hội cho các CHV khác có cơ hội làm việc tại địa bàn mới, tạo thêm các mối quan hệ mới với cơ quan, tổ chức, phường xã trên địa bàn, trau dồi thêm kinh nghiệm qua thực tế thi hành án tại khu vực mới.
Bên cạnh phân công địa bàn, phân công khối lượng án thì việc phân công thư ký giúp việc cho các chấp hành viên đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong Chi cục THADS. Có thể nói, với 11 chấp hành viên thì chỉ có 8 thư ký giúp việc, trong đó đã có 3 thư ký giúp việc trực tiếp cho 3 Lãnh đạo phụ trách tại đơn vị. Bên cạnh đó, thư ký có năng lực trình độ nghiệp vụ cao, chịu khó làm việc lại chiếm số ít và thường được phân công cho các chấp hành viên đang quản lý nhiều địa bàn, hoặc địa bàn quan trọng, có khối lượng án lượng, phức tạp. Điều này cũng một phần không nhỏ dẫn đến phân hóa sâu sắc về phân công công việc trong đơn vị. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết thành lập mô hình nhóm thư ký giúp việc cho các chấp hành viên, theo đó các thư ký sẽ không giúp việc trực tiếp cho cụ thể một CHV nào mà tự phân công hồ sơ công việc giải quyết một cách phù hợp, qua đó vừa tránh quá tải công việc, vừa có cơ hội để tiếp cận với các vụ án cưỡng chế thi hành án, lấy thêm kinh nghiệm cho bản thân, từ đó có thêm ý thức, trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền lợi, quyền con người của đương sự.
Thứ ba, nâng cao đời sống, thu nhập cho cán bộ, công chức trong đơn vị làm công tác thi hành án.
Ngành THADS dân sự có một ngành có thu, tiền thu ở đây là phí thi hành án, theo quy định về 3% trên số tiền thu được trả cho người được thi hành án. Nguồn phí thi hành án tại đơn vị hàng năm đều khá cao, trên 1 tỷ đồng/năm, việc sử dụng được gộp đưa vào nguồn cơ quan để chi tiêu, tiếp khách, tổ chức sinh hoạt, du lịch và giữ lại một phần để thưởng cuối năm, chia đều cho tất cả mọi người. Theo quan điểm cá nhân, cần quan tâm chú trọng đến các chấp hành viên hoàn thành nhiệm vụ, có số thu phí thi hành án cao, có thành tích cao trong việc giải quyết các vụ việc khó khăn, phải cưỡng chế thi hành án để thưởng thêm, thưởng nóng. Qua đó, góp phần động viên, khích lệ các chấp hành viên, cán bộ công chức thực hiện tốt nhiệm vụ, đồng thời tạo ra tinh thần phấn đấu làm việc, thi đua khen thưởng trong cơ quan, góp phần giữ chân các cán bộ, công chức có năng lực trình độ giỏi ở lại trong ngành. Nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức trong đơn vị cũng chính là tạo cơ sở để giúp hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc quyền con người cho đương sự trong quá trình thi hành án nói chung cũng như cưỡng chế thi hành án nói riêng.