Phải bồi thường tính mạng, sức khỏe cho người bị hại đến khi nào? Thời hạn bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
“Thời hạn bồi thường là khoảng thời gian mà người được bồi thường được hưởng do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại”. Thời hạn bồi thường được xác định trên cơ sở khả năng người bị thiệt hại có tái tạo được thu nhập hay không sau khi đã ổn định sức khỏe và người được cấp dưỡng còn cần phải cấp dưỡng hay không căn cứ vào khả năng lao động của họ để xác định thời hạn được hưởng. Thông thường, trách nhiệm BTTH thường được thực hiện một lần cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, với những trường hợp sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm, trách nhiệm bồi thường có thể kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.
Điều 593 BLDS 2015 quy định:
“1. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
3. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.”
Vấn đề chúng ta cần bàn đến ở đây là khái niệm “mất hoàn toàn khả năng lao động”, pháp luật dân sự không có định nghĩa rõ ràng về khái niệm này. Tuy nhiên, có thể hiểu mất hoàn toàn khả năng lao động là tình trạng cá nhân không còn đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia vào quan hệ lao động theo quy định pháp luật, không có khả năng hoạt động để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu sống của mình. Mất hoàn toàn khả năng lao động khác với suy giảm khả năng lao động. Ở người suy giảm khả năng lao động, tùy theo từng mức độ suy giảm cụ thể mà người suy giảm khả năng lao động vẫn có thể hoạt động, sản xuất tạo ra của cải, vật chất. Vậy câu hỏi đặt ra rằng nếu trước khi bị xâm hại về sức khỏe dẫn đến không còn khả năng lao động, người bị xâm hại chưa có khả năng lao động và chưa có thu nhập thì có được hưởng tiền bồi thường cho đến lúc chết hay không? Bởi lẽ, nếu không có hành vi xâm hại thì người bị xâm hại vẫn chưa có thu nhập. Theo tác giả, trong trường hợp này, người bị xâm hại vẫn phải được bồi thường vì nếu không bị xâm hại thì tất yếu người bị xâm hại sẽ tạo ra giá trị vật chất thông qua hoạt động lao động.
Theo đó, trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:
– Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
– Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.
Theo
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Trường hợp khác trên thực tế có thể xảy ra là người bị xâm hại về sức khỏe chỉ bị giảm sút khả năng lao động, thì việc bồi thường sẽ được xác định như thế nào? Chúng ta thấy, khái niệm suy giảm khả năng lao động được ghi nhận tại