Mail trúng tuyển có ràng buộc ứng viên với nhà tuyển dụng không? Ứng viên cần làm gì khi đã có mail trúng tuyển rồi lại bị từ chối?
Mục lục bài viết
1. Cần làm gì khi đã có mail trúng tuyển rồi lại bị từ chối?
Tuyển dụng là hoạt động của doanh nghiệp, người sử dụng lao động, nhằm tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn ứng viên phù hợp để bổ sung nguồn nhân lực cần thiết cho doanh nghiệp. Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể quản lý chặt chẽ hoạt động tuyển dụng của bên sử dụng lao động. Doanh nghiệp có thể tự do tuyển dụng nhân viên, người lao động phù hợp với nhu cầu của mình. Tuy nhiên, nếu bên sử dụng lao động gửi mail thông báo trúng tuyển cho người ứng tuyển rồi lại từ chối, sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch của người ứng tuyển. Do đó, để bảo vệ chính mình, trường hợp đã có mail trúng tuyển của nhà tuyển dụng rồi lại bị từ chối thì người ứng tuyển có thể thực hiện cách sau để giải quyết tình huống này:
– Kiểm tra xác minh thông tin: Đọc kỹ và hiểu rõ mọi thông tin trong email từ nhà tuyển dụng.
– Liên hệ với nhà tuyển dụng để xác minh thông tin: Nếu có sự nghi ngờ hay hiểu lầm nào, hãy liên hệ trực tiếp với người đại diện nhà tuyển dụng. Tìm hiểu về về lý do bị từ chối trong khi trước đó đã thông báo trúng tuyển và xem có cơ hội nào để khắc phục. Nếu bạn không nhận được lý do cụ thể từ nhà tuyển dụng, có thể lên lịch gặp trực tiếp để yêu cầu trả lời. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điểm yếu cần cải thiện.
Nếu sau khi trao đổi lại với nhà tuyển dụng, nhà tuyển dụng xác nhận về lý do bị từ chối; chúng ta có thể coi đây là một trải nghiệm để học hỏi và phát triển bản thân. Sau đó, tiếp tục tìm kiếm cơ hội mới và áp dụng những kinh nghiệm học được từ quá trình trước đó. Bởi việc tuyển dụng chưa làm phát sinh hợp đồng để ràng buộc quan hệ pháp luật giữa người tuyển dụng và người ứng tuyển.
Do mail trúng tuyển chỉ mang tính chất thông báo mà không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý giữa đơn vị tuyển dụng và người lao động; nên trường hợp người ứng tuyển đã nhận được mail thông báo trúng tuyển rồi lại có thông báo từ chối, chưa đủ cơ sở để bộ luật lao động bảo vệ người ứng tuyển. Chỉ khi giữa người lao động và người sử dụng lao động ký kết
Như vậy, trường hợp các ứng viên đã có mail trúng tuyển rồi lại bị nhà tuyển dụng từ chối, thì người ứng tuyển có thể lựa chọn liên lạc lại với nhà tuyển dụng để xác nhận xem có sự nhầm lẫm hay không hoặc người ứng tuyển có thể tìm kiếm cơ hội mới tại các doang nghiệp khác. Bởi hoạt động tuyển dụng chưa được pháp luật điều chỉnh cụ thể, do đó người ứng tuyển không thể khiếu nại hay khởi kiện phía bên người tuyển dụng do hai bên chưa giao kết hợp đồng để ràng buộc quyền và nghĩa vụ.
2. Quy định pháp luật về tuyển dụng lao động:
Tuyển dụng lao động là khâu đầu tiên rất cơ bản của quá trình tổ chức lao động. Hoạt động tuyển dụng và ứng tuyển, đều là quyền tự do của người sử dụng lao động và người lao động, mà chưa có sự ràng buộc bởi bất kỳ yếu tố nào. Nhà tuyển dụng có quyền tự do tổ chức tuyển dụng và lựa chọn các ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp mình. Người lao động có quyền ứng tuyển, lựa chọn ngành nghề, nơi làm việc phù hợp theo nhu cầu của mình.
Thông qua việc tuyển dụng lao động, đơn vị sử dụng lao động có thể chủ động tuyển chọn, sa thải, duy trì và phát triển lực lượng lao động cần thiết cho đơn vị mình, nhằm hoàn thành tốt mục tiêu, kế hoạch sản xuất, công tác đã đề ra. Đơn vị sử dụng lao động có thể tự do tuyển dụng người lao động, tuy nhiên cần đảm bảo thực hiện theo quy định pháp luật trong lĩnh vực lao động. Căn cứ quy định tại Điều 11
Thứ nhất, người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng trực tiếp hoặc tuyển dụng người lao động thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
Thứ hai, người lao động có thể ứng tuyển trực tiếp hoặc ứng tuyển thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động theo nhu cầu cá nhân. Đồng thời, người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
3. Những lưu ý đối với các ứng viên khi ứng tuyển việc làm:
Hiện nay, nhu cầu việc làm ngày càng cao do số lượng người lao động ngày càng tăng, đồng thời nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp cũng tăng cao. Việc ứng tuyển việc làm là quyền của người lao động, tuy nhiên các ứng viên cần đáp ứng các tiêu chí của nhà tuyển dụng để được nhận vào làm việc. Khi ứng tuyển vào một vị trí làm việc, ứng viên nên lưu ý đến một số điểm quan trọng để tăng cơ hội ứng tuyển thành công và tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng cho các ứng viên:
Thứ nhất, tìm hiểu về doanh nghiệp và vị trí muốn ứng tuyển:
Tìm hiểu về công ty, văn hóa làm việc, giá trị và mục tiêu kinh doanh, có phù hợp với nhu cầu công việc của bạn không?
Hiểu kỹ về vị trí mà bạn muốn ứng tuyển, các yêu cầu công việc và những kỹ năng cần thiết để đảm nhiệm công việc.
Thứ hai, tạo CV và Thư Xin Việc chuyên nghiệp:
Tạo một CV đẹp, trình bày rõ ràng, phản ánh kỹ năng, kinh nghiệm của bạn.
Thư xin việc nên làm nổi bật những điểm mạnh, kết nối chặt chẽ với yêu cầu công việc và mục tiêu, định hướng phát triển sự nghiệp.
Thứ ba, chuẩn bị cho buổi phỏng vấn:
Khi nhận được thông báo về lịch hẹn phỏng vấn, bạn có thể xem lại về kinh nghiệm làm liên quan đến công việc cần trình bày kỹ trong buổi phỏng vấn và những câu hỏi phỏng vấn phổ biến.
Thực hành trả lời để làm quen với việc trả lời câu hỏi một cách tự tin.
Chuẩn bị một số câu hỏi để tương tác với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Điều này giúp nhà tuyển dụng thấy được sự quan tâm, nghiêm túc đối với việc ứng tuyển.
Thứ tư, tham gia trong buổi phỏng vấn đúng lịch hẹn.
Cần tạo ấn tượng tốt khi tham gia buổi phỏng vấn, sẽ quyết định đến 90% bạn có trúng tuyển hay không? Bởi đây là cuộc gặp mặt trao đổi giúp cho nhà tuyển dụng đánh giá thái độ và trình độ của ứng viên có phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp hay không?
Bạn cần đến phỏng vấn đúng giờ, ăn mặc gọn gàng và chuyên nghiệp.
Giữ thái độ tích cực, tương tác trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và thể hiện sự tự tin.
Đặt một số câu hỏi liên quan đến công ty và vị trí ứng tuyển, để cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có thái độ nghiêm túc và chuyên nghiệp khi có sự quan tâm tìm hiểu đối với đơn vị và vị trí ứng tuyển.
Thứ năm, gửi thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn.
Bạn có thể gửi một email lời cảm ơn sau buổi phỏng vấn để thể hiện lòng biết ơn và quan tâm đến vị trí.
Bằng cách lưu ý đến những điểm trên, các ứng viên có thể nâng cao khả năng thành công trong quá trình tuyển dụng và tạo ấn tượng tích cực đối với nhà tuyển dụng.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019.