Báo cáo viên pháp luật được xem là cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan hoạt động trong lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận để thực hiện hoạt động giáo dục, phổ biến pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ công nhận báo cáo viên pháp luật Bộ Quốc phòng:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Thông tư 42/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng, có quy định về thành phần hồ sơ công nhận báo cáo viên pháp luật Bộ quốc phòng. Cụ thể như sau:
– Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật sẽ được thành lập gồm 01 bộ, trong đó bao gồm các loại tài liệu và giấy tờ sau:
+ Công văn đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan, đơn vị có người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;
+ Danh sách trích ngang đối với người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật, trong đó có xác nhận của cơ quan và đơn vị nơi công tác của người đó, trong danh sách đó phải bao gồm các thông tin sau: họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, giới tính, cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác, trình độ chuyên môn được đào tạo (trong đó phải thể hiện chuyên ngành luật hoặc không chuyên ngành luật), thâm niên công tác trong lĩnh vực trực tiếp liên quan tới pháp luật hoặc công tác Trong lĩnh vực phổ biến và giáo dục pháp luật.
– Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật sẽ được nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính, ngoài bìa hồ sơ cần phải ghi rõ “hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật Bộ quốc phòng”;
– Trong trường hợp hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật không được hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận sẽ phải trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản trong đó ghi rõ lý do cho các cơ quan và đơn vị đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật để bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật;
– Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật sẽ được quy định như sau:
+ Trong thời hạn 15 Ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật sẽ xem xét và ra quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật theo quy định của pháp luật, hoặc ra quyết định không công nhận báo cáo viên pháp luật trong trường hợp không đầy đủ giấy tờ và không đầy đủ điều kiện để công nhận. Trong trường hợp không công nhận báo cáo viên pháp luật thì cần phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng;
+ Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật sẽ được gửi đến cơ quan có thẩm quyền đó là Vụ pháp chế, cơ quan và tổ chức đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật, người được công nhận làm báo cáo viên pháp luật, quyết định đó cần phải được công bố căn cứ theo quy định tại Điều 53 của Thông tư 42/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng;
+ Báo cáo viên pháp luật được hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật được tính kể từ thời điểm có quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật, tức là thời điểm quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật có hiệu lực thi hành.
Như vậy có thể nói, thành phần hồ sơ công nhận báo cáo viên pháp luật Bộ quốc phòng sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Công văn đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật của các cơ quan và đơn vị có người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;
– Danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật, trong danh sách đó phải có xác nhận của các đơn vị và cơ quan nơi người được đề nghị công tác. Trong danh sách phải thể hiện được các thông tin cơ bản bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, chức vụ, cấp bậc, dân tộc, trình độ chuyên môn được đào tạo trong chuyên ngành luật hoặc không chuyên ngành luật, thâm niên công tác trong lĩnh vực trực tiếp liên quan tới pháp luật, công tác trong lĩnh vực phổ biến và giáo dục pháp luật.
2. Thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp luật Bộ Quốc phòng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Thông tư 42/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng, có quy định về thẩm quyền công nhận, kỳ công nhận báo cáo viên pháp luật. Cụ thể như sau:
Báo cáo viên pháp luật cấp trung ương được xác định là người đang công tác trong quân đội do chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ tư pháp công nhận theo đề nghị của bộ trưởng Bộ quốc phòng;
– Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ quốc phòng sẽ do chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ quốc phòng công nhận theo trình tự và thủ tục luật định;
– Báo cáo viên pháp luật cấp đơn vị sẽ do thủ trưởng cơ quan và đơn vị cấp trên trực tiếp công nhận theo quy định của pháp luật;
– Công nhận báo cáo viên pháp luật sẽ được thực hiện vào tháng 06 vào tháng 12 hằng năm.
Đối chiếu theo quy định nêu trên thì có thể nói, báo cáo viên pháp luật trực thuộc Bộ quốc phòng sẽ do chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ quốc phòng công nhận theo thủ tục, trình tự luật định.
3. Đối tượng được ưu tiên trong quá trình công nhận báo cáo viên pháp luật Bộ Quốc phòng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Thông tư 42/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng, có quy định về trình tự và thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật. Cụ thể như sau:
– Việc lựa chọn và công nhận báo cáo viên pháp luật sẽ phải ưu tiên cho những người có nhiều thành tích, những người có kinh nghiệm trong công tác phổ biến và giáo dục pháp luật trên thực tế;
– Đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật sẽ cần phải được thực hiện như sau:
+ Tổ chức pháp chế, nơi không có tổ chức phát chế thì các cơ quan được giao nhiệm vụ phụ trách công tác phát chế, phổ biến và giáo dục pháp luật của các cơ quan và đơn vị được quy định cụ thể tại Điều 36 của Thông tư 42/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng, sẽ lựa chọn và lập danh sách, làm hồ sơ người đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật cấp trung ương, sau đó trình lên thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp mình để ký, sau đó gửi đến cơ quan có thẩm quyền đó là Vụ pháp chế để xem xét, trình bộ trưởng Bộ quốc phòng. Để bộ trưởng Bộ quốc phòng gửi đơn đề nghị bộ trưởng Bộ tư pháp công nhận báo cáo viên pháp luật cấp trung ương;
+ Các tổ chức pháp chế, nơi không có tổ chức phát chế thì cơ quan phụ trách công tác pháp chế, phổ biến giáo dục pháp luật của cơ quan và đơn vị căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Thông tư 42/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng, sẽ lựa chọn danh sách, lập danh sách và lập hồ sơ những người đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để làm báo cáo viên pháp luật, sau đó trình thủ trưởng cơ quan và đơn vị cấp mình để ký, tiếp tục gửi đến cơ quan có thẩm quyền đó là Vụ pháp chế, trình lên bộ trưởng Bộ quốc phòng. Để bộ trưởng Bộ quốc phòng công nhận báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ quốc phòng;
+ Tổ chức pháp chế, nơi không có tổ chức pháp chế thì cơ quan phụ trách công tác pháp chế, phổ biến và giáo dục pháp luật của đơn vị được quy định tại Điều 36 của Thông tư 42/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng, sẽ lựa chọn và lập danh sách, lập hồ sơ những người đó cũng đầy đủ tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật, sau đó trình lên thủ trưởng cơ quan và đơn vị cấp trên của mình đã ký, sau đó tiếp tục gửi đến các tổ chức pháp chế, nơi không có tổ chức pháp chế thì sẽ gửi đến các cơ quan phụ trách công tác phát chế, phổ biến và giáo dục pháp luật của các cơ quan và đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, trình người có thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp luật cấp đơn vị của mình.
Theo đó thì có thể nói, việc công nhận báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ quốc phòng sẽ cần phải ưu tiên chọn những người có nhiều thành tích, những người có nhiều kinh nghiệm trong công tác phổ biến và giáo dục pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 42/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng.