Biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động: Biện pháp kinh tế, biện pháp xã hội, biện pháp pháp luật,...
Biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ chính là cách thức và phương pháp tiến hành để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ do pháp luật quy định, sao cho không bị các đối tượng khác xâm phạm đến lợi ích của NSDLĐ. Tùy vào từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể mà có các biện pháp bảo vệ khác nhau sao cho có cách tối ưu nhất. Thông thường, để bảo vệ các quyền và lợi ích của NSDLĐ một cách tốt nhất và có hiệu quả, pháp luật thường quy định những biện pháp sau:
Mục lục bài viết
1. Biện pháp xã hội:
NSDLĐ được coi là chủ thể có thế mạnh trong quan hệ pháp
Pháp luật hầu hết các quốc gia đều quy định về NSDLĐ tự bảo vệ mình bằng việc tham gia các tổ chức của NSDLĐ. Ví dụ như pháp
Thông dụng nhất trong việc tham gia bảo vệ quyền và lợi ích cho NSDLĐ tổ chức NSDLĐ tham gia vào cơ chế ba bên. Cơ chế ba bên là một quá trình mà Chính phủ hay cơ quan đại diện cho Chính phủ và các tổ chức có khả năng đại diện tốt nhất cho NLĐ và NSDLĐ, trên cơ sở độc lập, bình đẳng, cùng tham khảo ý kiến lẫn nhau về thỏa thuận lao động và các vấn đề liên quan trong phạm vi thẩm quyền của mình để cùng nhau soạn thảo và thực thi những chính sách quốc gia về những vấn đề lao động xã hội.
Theo ILO, cơ chế ba bên có nghĩa là bất cứ hệ thống các mối QHLĐ nào, trong đó Nhà nước, NLĐ, NSDLĐ là các nhóm độc lập, mỗi nhóm thực hiện những chức năng riêng.
2. Biện pháp kinh tế:
Khi NLĐ có hành vi gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình NSDLĐ thường sử dụng các biện pháp kinh tế để tác động đến NLĐ như việc yêu cầu NLĐ bồi thường thiệt hại. Pháp luật hầu hết các quốc gia đều quy định về việc quyền và lợi ích của NSDLĐ được bảo vệ thông qua biện pháp kinh tế. Ví dụ như Điều 127 BLLĐ Campuchia quy định về trường hợp phải bồi thường:
Bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất phải căn cứ vào lỗi và mức độ thiệt hại thực tế và mức bồi thường phải tính theo thời giá thị trường. Hay như tại Điều 52 BLLĐ nước Lào về khấu trừ từ tiền lương hoặc bồi thường thiệt hại: NSDLĐ được phép khấu trừ từ tiền lương của NLĐ để bù thiệt hại cho tài sản của một đơn vị lao động do NLĐ gây ra, mức bồi thường phải được thể hiện theo giá trị thiệt hại thực tế. Trong trường hợp NLĐ không có tài sản để bồi thường thì tiền lương sẽ được khấu trừ cho các khoản khấu trừ tiền đền bù nhưng tối đa không được vượt quá 20% tiền lương từng tháng cho đến khi đủ thì thôi.
3. Biện pháp pháp lý:
Áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động (xử lý kỷ luật lao động) đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.
Khi NLĐ vi phạm kỷ luật lao động, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ sẽ phải gánh chịu những hình thức xử lý kỷ luật. Thông qua việc áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật sẽ giúp cho việc quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp được thuận lợi, ý thức của NLĐ được nâng cao. Pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều quy định trách nhiệm xử lý kỷ luật đối với NLĐ khi họ vi phạm kỷ luật lao động, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ.
Ví dụ như BLLĐ nước Lào quy định tùy theo mức độ của hành vi vi phạm mà NSDLĐ có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động như: khiển trách, cảnh cáo, chuyển bộ phận khác, phạt chậm nâng lương, phạt tiền bồi thường thiệt hại, sa thải. Điều 29 BLLĐ nước Lào quy định về chấm dứt hợp đồng do sa thải: “Người sử dụng lao động sẽ xem xét nó cần thiết để giảm bớt số lượng người lao động nhằm cải thiện các công việc trong đơn vị lao động. Trường hợp người sử dụng lao động nhận thấy rằng người lao động thiếu kỹ năng hay là có sức khỏe kém, chủ nhân đầu tiên sẽ xem xét việc phân công công việc phù hợp theo khả năng và điều kiện sức khỏe. Nếu không có công việc phù hợp hoặc người lao động không thể thực hiện nhiệm vụ mới,
Áp dụng trách nhiệm dân sự (buộc bồi thường thiệt hại) đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm gây thiệt hại về tài sản, lợi ích cho người sử dụng lao động Pháp luật các quốc gia cũng quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với cá nhân, tổ chức khi có hành vi vi phạm, gây thiệt hại tới tài sản và lợi ích của NSDLĐ. Điều 52 của BLLĐ Lào quy định khấu trừ từ tiền lương hoặc lương bồi thường thiệt hại:
Người sử dụng lao động được phép khấu trừ từ tiền lương của người lao động để bù thiệt hại cho tài sản của một đơn vị lao động do người lao động gây ra, mức bồi thường phải được thể hiện theo giá trị thiệt hại thực tế. Trong trường hợp người lao động không có tài sản để bồi thường, thì tiền lương sẽ được khấu trừ cho các khoản khấu trừ tiền đền bù nhưng tối đa không được vượt quá 20% tiền lương từng tháng cho đến khi đủ thì thôi.
Áp dụng trách nhiệm hành chính (xử lý vi phạm hành chính) đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động
Tùy theo mức độ của hành vi vi phạm, tổ chức cá nhân khi có hành vi vi phạm xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ còn chịu trách nhiệm hành chính, tức là bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.
Áp dụng trách nhiệm hình sự đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi phạm tội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động
Trong trường hợp hành vi vi phạm của cá nhân tổ chức có dấu hiệu hình sự thì họ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Pháp luật nhiều quốc gia đã hình sự hóa các hành vi vi phạm xảy ra trong lĩnh vực lao động. Cụ thể pháp luật Campuchia đã quy định trong trường hợp NLĐ không chuyên tâm làm việc, có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ của doanh nghiệp thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý về hình sự.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, đình công của Cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ
Trong trường hợp tổ chức của giới sử dụng lao động đại diện cho NSDLĐ tham gia cơ chế ba bên, bảo vệ, thay mặt cho NSDLĐ làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khiếu nại tố cáo về hành vi đình công trái pháp luật hay tranh chấp xảy ra giữa NSDLĐ và NLĐ thì cơ quan có thẩm quyền phải đứng ra giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp này. Hiện nay, pháp luật lao động Campuchia có quy định phòng thương mại và công nghiệp Campuchia là đại diện chính thức cho NSDLĐ ở Campuchia cho các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp trong nước của Campuchia. Ngoài ra, Điều 387 BLLĐ nước Campuchia có quy định:
Các tổ chức chịu trách nhiệm chính giải quyết các tranh chấp lao động liên quan đến Luật pháp và Quy chế. Nếu, sau mười lăm ngày kể từ khi nộp đơn kiện người sử dụng lao động và người lao động và Công đoàn không giải quyết được tranh chấp hoặc một thỏa thuận đã đạt được nhưng không thực hiện, người lao động hoặc người sử dụng lao động có quyền yêu cầu cơ quan quản lý lao động để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các cơ quan quản lý lao động không thể giải quyết hoặc chỉ có thể giải quyết một phần của tranh chấp thì trong vòng mười lăm ngày, một trong các bên không hài lòng với phương án hòa giải có quyền nộp đơn khiếu nại với