Đánh giá về tính hợp lý, hiệu quả của pháp luật về bảo vệ quyền bí mật thông tin cá nhân trong hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay.
Thời gian gần đây, việc lạm dụng, khai thác đời tư trên báo chí, truyền thông và mạng xã hội ngày càng nhiều. Điều này cho thấy một bộ phận người làm báo và cơ quan truyền thông chưa thực sự xem trọng vấn đề quyền riêng tư của cá nhân trong khi tác nghiệp. Việc sử dụng hình ảnh, thông tin thiếu kiểm soát dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho chính người bị khai thác thông tin, và cho cộng đồng nói chung.
Mặc dù các quy định pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân được quy định khá đầy đủ trong hệ thống pháp luật, nhưng thực trạng thực thi quyền này lại cho thấy khá nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng hiệu quả của pháp luật bảo vệ quyền đối với thông tin cá nhân không được cao.
Báo chí là kênh truyền thông phổ biến, tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội và sự bùng nổ thông tin, một số báo – đặc biệt là báo mạng đã biến tướng trở thành phương tiện phát tán thông tin đời tư của người khác, nhất là những người nổi tiếng một cách bất hợp pháp để thu hút, câu view độc giả. Dễ dàng thấy rõ trên các mặt báo, những thông tin về đời tư, scandal của người nổi tiếng xuất hiện với tần suất khá dày đặc. Trong đó, có không ít thông tin là sai sự thật và không được sự đồng ý của người được đưa tin. Đây được coi là hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư.
Sự vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong thời gian qua – nhất là trong thời đại kỹ thuật số, khi báo chí, truyền hình, mạng xã hội phát triển trở thành một hiện tượng đáng lo ngại. Trong thời đại phát triển vô cùng mạnh mẽ của Internet, công nghệ số, việc ngăn chặn sự xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân thực sự khó khăn, khi mà thông tin được lan truyền rất nhanh chỉ cần một cú click bằng chuột máy tính, rất nhiều thông tin đời tư cá nhân đã được hoặc bị đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để rồi sau đó chúng có thể bị chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên các trang báo, mạng xã hội.
Điển hình, trong Đại dịch Covid-19 vừa qua, vấn đề bảo vệ quyền riêng tư, nhất là bảo vệ quyền này trong điều kiện đại dịch được quy định trong nhiều văn bản pháp luật ở Việt Nam hiện nay, như: tại Điều 21, Hiến pháp năm 2013 quy định:
Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cả nhân và bí mật gia đình, có quyền bảo vệ uy tín của mình, Khoản 2, Điều 3, Luật Khám, chữa bệnh năm 2011:
Tôn trọng quyền của người bệnh, giữ bí mật về thông tin về tình trạng sức khoẻ và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, nếu không phải là trưởng hợp thuộc khoản 2, Điều 8; khoản 1, Điều 11 và khoản 4, Điều 59; Điều 38,
Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ, việc lưu giữ, thu thập, công khai thông tin cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ và sử dụng công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác; Khoản 5, Điều 8, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định về hành vi bị cấm:
Phân biệt, đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm; Khoản 4, Điều 23 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện bệnh hoặc dấu hiệu bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm thông báo cho Uỷ ban nhân dân, cơ quan chuyên môn y tế hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất
Khoản 3 và khoản 4, Điều 5,
Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án).
Đồng thời, khoản 2, Điều 14, Hiến pháp năm 2013 cũng quy định:
Quyền con người và quyền công dân bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
Để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách và quy định nhằm ngăn chặn các nguy cơ lây nhiễm của đại dịch Covid-19 trong cộng đồng. Trong bối cảnh khẩn cấp đe dọa sự sống còn của nhân dân, Việt Nam đã áp dụng những biện pháp có khả năng hạn chế việc thực hiện các quyền trong đó có cả quyền riêng tư của cá nhân. Việc hạn chế này vẫn hoàn toàn phù hợp với nội dung Điều 4, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (Điều 4 quy định: “Trong bối cảnh khẩn cấp đe dọa sự sống còn của đất nước, các quốc gia có thể áp dụng những biện pháp hạn chế việc thực hiện các quyền nêu trong Công ước này trong một thời gian nhất định”). Trong bối cảnh thực tế, các chủ thể có thẩm quyền có quyền thu thập thông tin cá nhân nếu vì mục đích xã hội.
Việc đối phó với virus lan rộng đồng nghĩa với việc phải giám sát bệnh nhân bị nhiễm virus và cả những khả năng họ vô tình truyền nhiễm cho những người xung quanh. Một số biện pháp gây tranh cãi có liên quan đến quyền cá nhân mà Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, ngành y tế… ở Việt Nam thực hiện hiện nay bao gồm: hạn chế sự tiếp xúc, đi lại (cách ly) của người dân; khai báo tình hình tiếp xúc, đi lại, sức khỏe cá nhân; công khai danh tính người bị nhiễm; theo dõi vị trí và quá trình di chuyển của người bị nhiễm; công khai tình trạng sức khỏe của người bị nhiễm… Những biện pháp này nhằm bảo vệ cho chính cá nhân và cộng đồng nhưng lại có khả năng lộ thông tin của cá nhân và ảnh hưởng đến việc hưởng quyền riêng tư của cá nhân. Khi thông tin, hình ảnh, dữ liệu về cá nhân không còn có sự bảo mật, bị công khai nhất là thông tin, hình ảnh, dữ liệu về tình hình nhiễm bệnh của cá nhân trong đại dịch có thể dẫn đến tình trạng bản thân người bị nhiễm và gia đình của họ bị cộng đồng bàn tán, xa lánh, thậm chí kỳ thị.
Tuy nhiên, trong đại dịch Covid-19 với tính chất phức tạp và nguy hiểm của nó, các biện pháp được thực thi là sự lựa chọn tốt nhất cho việc điều trị cho người nhiễm bệnh; truy vết được nguồn lây nhiễm và khả năng lây nhiễm đến cá nhân khác. Khi quy định và thực thi các biện pháp đó, Nhà nước và các chủ thể có thẩm quyền đã cân nhắc sự tác động đến việc hưởng quyền riêng tư của cá nhân. Nếu đích danh tên, địa chỉ người mắc bệnh dịch, những nơi mà người đó từng tới, tiếp xúc với người khác trong vòng 14 ngày trước đó, để người khác biết mà khai báo, áp dụng cách ly, hạn chế tối đa lây nhiễm cộng đồng là việc làm cần thiết và nhân văn. Việc công khai danh tính người mắc bệnh dịch trong tình trạng cấp bách phòng chống dịch là cần thiết, không phải là hành vi xâm hại quyền tự do cá nhân.
Vì quyền riêng tư không phải là quyền tuyệt đối trong tất cả các hoàn cảnh, do đó, trong chừng mực hợp lý có thể cân bằng giữa quyền riêng tư của cá nhân và quyền được an toàn của cộng đồng. Các quyền con người vốn là những giá trị cao quý cần được tôn trọng và bảo đảm, nhưng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, cần đặt quyền riêng tư của cá nhân trong mối quan hệ với lợi ích chung của xã hội. Có nghĩa là, trong điều kiện và hoàn cảnh thực tế cần ưu tiên thực hiện quyền nào trước, tạo ra điều kiện bảo đảm để các quyền khác được hiện thực hóa hiệu quả nhất; đồng thời các quyền cá nhân phải hài hoà với quyền của nhóm, quyền của số đông.
Luôn có một giới hạn nhất định trong khai thác thông tin của người làm truyền thông. Ở góc độ những thông tin đời tư của một cá nhân nào đó, thì việc đưa lên báo chí truyền thông luôn cần có sự đồng ý của người trong cuộc. Thậm chí ngay cả khi người trong cuộc đồng ý, nếu những hình ảnh hay thông tin đó xét thấy không phù hợp với thuần phong mỹ tục, tâm lý xã hội thì người làm truyền thông cũng phải biết tiết chế, cắt bỏ. Nhưng tiếc là, vì chạy theo sự tò mò, hiếu kỳ của đám đông, muốn “câu view”, “giật tít” nhằm tạo ra sự chú ý, nhiều nhà báo, cơ quan báo đã “phớt lờ” những quy định này.
Qua rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động báo chí hiện nay phát hiện một số vấn đề, như sau:
Thứ nhất, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân hiện nay chưa dự liệu tới những tình huống thực tế trong thu thập, xử lý thông tin cá nhân như: việc thu thập và xử lý thông tin cá nhân là trẻ em cần lấy ý kiến đồng ý của những ai, việc chuyển thông tin cá nhân xuyên biên giới cần được kiểm soát như thế nào, việc vô danh hóa thông tin cá nhân để sử dụng phải chịu những ràng buộc pháp lý nào…
Thứ hai, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân hiện nay chưa có quy định về quyền được lãng quên (right to be forgotten) trong những trường hợp cần thiết. Đây là một loại quyền năng có giá trị nhân bản mà pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của nhiều quốc gia đã có quy định. Theo đó, quyền được lãng quên bao gồm hai quyền cụ thể: (1) quyền xóa dữ liệu (right to erasure); (2) quyền hủy niêm yết hoặc là quyền hủy tham chiếu (right to de-list/right to de- refer). Theo báo cáo của tổ chức quyền thông tin Access Now, quyền được lãng quên là quyền trao cho chủ thể của thông tin (thông tin nhắc đến chủ thể, thông tin cá nhân chủ thể tự cung cấp…) quyền xóa bỏ, hoặc yêu cầu xóa bỏ toàn bộ thông tin liên quan đến mình khi họ rời bỏ một nền tảng hay một ứng dụng, hoặc bất kỳ thời điểm nào họ cho rằng các thông tin cá nhân đang bị xâm hại.
Thứ ba, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân hiện nay chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với chủ thể có hành vi sai trái trong việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân. Đây cũng là khoảng trống pháp lý cần được xử lý.
Thủ tư, qua rà soát cho thấy mặc dù nước ta đã có những quy định về công nhận và bảo hộ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình nằm rải rác tại nhiều văn bản pháp luật, tuy nhiên nhiều quy định còn quá chung chung, khó triển khai trên thực tế mang tính chất là nêu ra quyền mà chưa có sự định hướng hành vi và chế tài đối với hành vi vi phạm. Điều này xuất phát từ lý do, pháp luật hiện nay chưa có định nghĩa rõ ràng và xác định phạm vi thế nào là đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình gây ra sự lúng túng và vướng mắc trong thực thi các quy định pháp luật từ phía cơ quan nhà nước và người dân. Điển hình là:
Phạm vi và nội hàm đặc trưng của đời sống riêng tư, bí mật cả nhân, bí mật gia đình không được quy định rõ ràng dẫn tới có nhiều vướng mắc trong thực tiễn.
Ví dụ như vướng mắc trong cách hiểu “điểm thi của học sinh có phải bí mật cá nhân, đời sống riêng tư” hay không. Vấn đề này thời gian vừa qua được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông và cơ quan báo chí rất quan tâm khi công bố công khai điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của thí sinh. Theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em, tại Điều 33 quy định: “Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bị mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em”. Quy định này khẳng định kết quả học tập, cụ thể là điểm thi của trẻ em là thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em. Tại Điều 1, Luật trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Do đó, có thể khẳng định đối với những thí sinh dưới 16 tuổi thì điểm thi được coi là bí mật cá nhân, đời sống riêng tư. Còn đối với những thí sinh trên 16 tuổi thì pháp luật chưa có quy định điểm thi có là thông tin bí mật cả nhân, đời sống riêng tư hay không. Điều này gây ra sự lúng túng trong thực thi pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền và phần nào ảnh hưởng tới quyền lợi của thí sinh trên 16 tuổi.
Việc xác định các hành vi nào là xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cả nhân, bí mật gia đình hoặc không xâm phạm còn chưa có những hướng dẫn, tiêu thể mà chủ yếu nằm rải rác tại các văn bản pháp luật chuyên ngành
Qua rà soát, nghiên cứu những biểu hiện sau đây là hành vi xâm phạm bí mật cá nhân, đời sống riêng tư: (1) Hành vi thu thập, công bố các thông tin, tư liệu liên quan đến cá nhân không được sự đồng ý của người đó hoặc của nhân thân cá nhân trong trường hợp cá nhân chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; (2) Hành vi xâm phạm bất hợp pháp chỗ ở của cá nhân; (3) Hành vi xâm phạm bí mật đời tư liên quan đến thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân. Tuy nhiên ở nước ta và ngay cả một số quốc gia tiến bộ, việc xác định hành vi xâm phạm không hề dễ dàng và thường gây nên sự tranh cãi của công chúng và khi xét xử vụ việc cụ thể nào đó thường do thẩm phán quyết định dựa trên kinh nghiệm và tương tự pháp luật. Thời gian vừa qua có một số vụ việc còn có nhiều quan điểm tranh luận xoay quanh như:
Các thông tin liên quan đến tổng tài sản của cá nhân và hành vi công khai thông tin có bị coi là xâm phạm bí mật cá nhân, đời sống riêng tư hay không còn có tranh cãi. Xuất phát từ việc ngày 03/01/2007, Báo Đại Đoàn Kết có đưa tin về “Những người giàu nhất Việt Nam”. Có quan điểm cho rằng pháp luật không buộc cá nhân phải công khai tài sản của mình trừ khi được sự đồng ý của họ, ngoại trừ một số trường hợp cá nhân phải công khai tài sản theo quy định của pháp luật hoặc buộc chứng minh nguồn gốc tài chính; quan điểm khác cho rằng tổng tài sản của những người giàu nhất Việt Nam đã được thể hiện công khai thông qua những thông tin dữ liệu được công khai ví dụ như tổng số cổ phiếu niêm yết tại sàn chứng khoán, hay tổng số bất động sản góp vốn vào công ty… do đó tổng tài sản của những người này được phép công khai mà không cần xin phép họ.
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh đặc biệt là hình ảnh liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình cũng được đưa ra tranh luận bởi lẽ sự phân định giữa quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền tự do báo chí còn chưa có quy định rõ ràng. Hoặc thậm chí việc đăng tải hình ảnh của cá nhân phạm tội lên trên báo chí hoặc mạng xã hội cũng là một vấn đề còn tranh cãi.
Thứ năm, đối chiếu tại Điều 17 ICCPR nhấn mạnh đến phương diện “can thiệp độc đoán và bất hợp pháp” đối với quyền riêng tư; đồng thời, Bình luận chung số 16 cho rằng quy định này đòi hỏi các quốc gia phải thực thi các biện pháp pháp lý và những biện pháp thích hợp khác có tác động ngăn chặn, chống lại sự xâm phạm và tấn công vào đời tư để bảo vệ quyền này. Tuy vậy, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có các quy định cụ thể về các biện pháp pháp lý ngăn chặn, chống lại các hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ bí mật thông tin của công dân. Các quy định của pháp luật hiện hành chủ yếu mới dừng lại ở nguyên tắc chung, khó áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam chưa chính thức ghi nhận nghĩa vụ của Nhà nước trong việc chủ động bảo đảm thực hiện quyền bí mật dữ liệu cá nhân của công dân.
Điều 17 ICCPR và Bình luận chung số 16 khẳng định không một sự can thiệp nào về đời tư có thể được chấp thuận trừ những trường hợp được quy định bằng luật pháp. Việc can thiệp chỉ được các quốc gia thành viên cho phép trên nền tảng luật pháp, và những sự cho phép đó phải tuân thủ các quy định và mục đích của Công ước. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam hiện chưa có các quy định cụ thể về các trường hợp ngoại lệ của quyền bí mật dữ liệu cá nhân, hoặc có quy định nhưng chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định như giao dịch thương mại, hợp đồng. Các văn bản pháp luật chuyên ngành chủ yếu sử dụng thuật ngữ “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” nhằm hạn chế việc đưa ra quy định cụ thể về các trường hợp xử lý thông tin cá nhân hợp pháp. Mặt khác, pháp luật Việt Nam cũng không quy định nguyên tắc chung đối với các trường hợp nghiêm cấm xử lý thông tin cá nhân như đối với các thông tin về giới, thông tin về xu hướng tình dục, thông tin về chủng tộc, nguồn gen… như pháp luật một số nước (Pháp, Hàn quốc).
So sánh với pháp luật một số quốc gia trên thế giới, Việt Nam chưa có luật riêng điều chỉnh về bảo vệ thông tin/dữ liệu cá nhân. Các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân nằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật (cả luật và văn bản dưới luật). Do chưa có các nguyên tắc chung điều chỉnh quyền bảo vệ thông tin cá nhân và hoạt động xử lý thông tin cá nhân, nên các văn bản quy phạm pháp luật chưa có sự thống nhất trong việc quy định về vấn đề này.
Bên cạnh các quy định về nội hàm quyền bảo vệ thông tin/dữ liệu cá nhân và các hoạt động xử lý thông tin cá nhân, pháp luật các nước còn quy định cụ thể về cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bảo vệ thông tin/dữ liệu cá nhân. Mô hình phổ biến, trên thế giới là thành lập các cơ quan chuyên trách, độc lập thực hiện chức năng giám sát việc thi hành pháp luật về quyền bảo vệ thông tin/dữ liệu cá nhân; hướng dẫn, giải thích pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo… Trong khi đó, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về cơ chế bảo đảm thi hành quyền được bảo vệ thông tin/dữ liệu cá nhân. Quyền này cũng như các quyền khác chủ yếu được bảo đảm thực hiện thông qua cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp), thông qua cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương và thông qua các hoạt động tố tụng tại Tòa án.
Thứ sáu, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân trong
Bên cạnh đó, việc vi phạm thông tin cá nhân trên các phương tiện truyền thông như báo chí, đài phát thanh diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú. Ví dụ: UBND thành phố Hà Nội đã từng ban hành quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm mục đích từng bước hình thành những chuẩn mực văn hóa để điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, Điều 13 của quy tắc này đã quy định: Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại quy tắc ứng xử này, tùy mức độ, sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai trên phương tiện thông tin đại chúng… Quy định nói trên đã vi phạm quyền đối với thông tin cá nhân, bởi, theo Điều 72
Xu hướng “lá cải hóa thông tin” theo cách khai thác hình ảnh riêng tư của người khác như vậy cũng dễ tìm thấy ở một số tờ báo chuyên lấy chuyện cướp, giết, hiếp làm “mồi nhử” độc giả. Chẳng hạn, ở một vài vụ án, khi khai thác thông tin, người ta cố tình mô tả tỉ mỉ, kỹ lưỡng các hành vi phạm tội của kẻ thủ ác. Hình ảnh về vụ án được đăng tải cũng là những hình ảnh có tính chất rùng rợn, khiến cho người đọc lạnh gáy, sởn da gà. Lẽ dĩ nhiên, ở những bài viết về tai nạn xe cộ hay vụ án thương tâm, những người liên quan có thể không còn khả năng, cơ hội để bảo vệ quyền riêng tư về mặt hình ảnh của mình, và người khai thác thông tin cũng như tờ báo đăng tải thông tin không bị ai đâm đơn kiện nhưng dư luận thì bất bình với những thông tin và hình ảnh phản cảm đó.
Những đối tượng hay bị báo chí tận dụng, khai thác đời tư quá đà nhiều nhất là các chính khách và các nghệ sĩ, trong đó đặc biệt là giới nghệ sĩ biểu diễn. Có thể thấy, tràn ngập trên mặt báo, nhất là các trang báo mạng hiện nay là thông tin đời tư nghệ sĩ. Khai thác những câu chuyện hình ảnh riêng tư của người nghệ sĩ trở thành một chiêu thức thu hút khán giả của nhiều tờ báo, kênh truyền hình. Nghệ sĩ lên mặt báo, lên truyền hình kể xấu nhau, kể xấu chồng cũ vợ cũ, hay phơi bày chuyện quá khứ của mình không còn là chuyện hiếm. Trong lúc báo chí lợi dụng đời tư của nghệ sĩ câu view thì chính nghệ sĩ cũng lợi dụng báo chí để đánh bóng tên tuổi mình, chỉ có công chúng là bị làm phiền.
Tình trạng xâm phạm bí mật đời tư hiện nay đang xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên số vụ việc được yêu cầu giải quyết còn ít, hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý ngại ngần của những người trong cuộc. Họ đang bị tổn thương. Họ quan niệm rằng việc kiện cáo hay làm to chuyện lên sẽ càng khiến cho những bí mật lan rộng hơn nữa. Cũng có những người không hiểu được mình là nạn nhân và mình được pháp luật bảo vệ nên chỉ giữ im lặng.
Vấn đề ở đây, công tác tuyên truyền phải được làm tốt hơn nữa để mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội hiểu rõ về quyền riêng tư của mình được pháp luật bảo vệ. Người bị xâm phạm đời tư khi có kiến thức và hiểu biết, hãy lên tiếng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, xóa bỏ tâm lý e dè, sợ hãi hay thái độ im lặng khiến cho tình trạng lợi dụng khai thác thông tin riêng tư ngày càng phát tán.
Đối với các cơ quan báo chí, truyền thông và cá nhân người làm báo, việc đầu tiên và cuối cùng chỉ là, hãy tác nghiệp đúng quy định của pháp luật trong việc thu thập, xử lý thông tin, nhất là những thông tin liên quan đến đời tư của người khác.
Người làm báo khi thu thập, khai thác thông tin đời tư của người khác cần thiết phải được sự đồng ý của người đó. Việc đăng tải thông tin, hình ảnh của người khác nếu không được sự đồng ý của họ sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.
Đạo đức của người làm báo thể hiện ở chỗ tôn trọng đời tư người khác, hiểu được rằng những thông tin đời tư của người khác nếu công khai đăng tải sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhân phẩm, danh dự, cảm xúc của họ. Người làm báo có thể vô tình hay cố ý đẩy người khác đến bờ vực của sự sợ hãi, tâm lý cực đoan.
Không ít thực trạng xót xa cho chúng ta thấy, nhiều người bị phát tán bí mật riêng tư mà có những hành vi nguy hiểm cho bản thân như bế tắc, trầm cảm, thậm chí là tự tử. Đối với người có tầm ảnh hưởng hay người nổi tiếng, lẽ dĩ nhiên việc họ được báo chí quan tâm hay phải chịu sự giám sát của báo chí, truyền thông là bình thường, nhưng điều này không có nghĩa là báo chí được quyền đăng tải thông tin riêng tư của họ một cách bịa đặt, không kiểm chứng chính xác, hay không có sự đồng ý của họ.
Như vậy, việc khai thác đời tư quá đà cần được các cơ quan quản lý báo chí giám sát chặt chẽ, kiên quyết xử lý để góp phần lành mạnh, minh bạch hóa thông tin. Bởi những thông tin giật gân câu khách lấy đời tư người khác làm “mồi nhử” không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của người trong cuộc mà còn định hướng sai lệch thẩm mỹ, tư duy trong công chúng, nhất là thế hệ trẻ.
Từ đó, các nhà làm luật cần thay đổi cách tiếp cận, từ chỗ coi quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân là quyền nhân thân thuần túy, chuyển sang tư duy nhận thức mới, khai thác giá trị kinh tế từ dữ liệu cá nhân. Theo đó, quyền đối với dữ liệu cá nhân sẽ có bóng dáng của quyền đối với một loại tài sản mới – tài sản phi truyền thống. Đây cũng là thời điểm thích hợp để chúng ta tính tới việc nghiên cứu và đề xuất xây dựng dự Luật Bảo vệ cá nhân bởi thực tế, bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam được quy định tản mát ở nhiều văn bản thuộc các lĩnh vực khác nhau và với các cấp độ khác nhau (luật, nghị định, thông tư liên tịch, thông tư, thậm chí là quyết định của bộ trưởng) dẫn đến tình trạng còn một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp với thực tiễn.