Nội dung cơ bản của quyền bí mật thông tin cá nhân. Mối quan hệ giữa quyền bí mật thông tin cá nhân và các quyền khác Quyền bí mật thông tin cá nhân có mối quan hệ mật thiết với các quyền khác của cá nhân, nhất là quyền bí mật đời tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, quyền tiếp cận thông tin.
Mục lục bài viết
- 1 1. Nội dung cơ bản của quyền bí mật thông tin cá nhân:
- 2 2. Mối quan hệ giữa quyền bí mật thông tin cá nhân và các quyền khác Quyền bí mật thông tin cá nhân có mối quan hệ mật thiết với các quyền khác của cá nhân, nhất là quyền bí mật đời tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, quyền tiếp cận thông tin:
1. Nội dung cơ bản của quyền bí mật thông tin cá nhân:
Nội dung của quyền bí mật thông tin cá nhân bao gồm các quyền của các chủ thể đối với thông tin cá nhân. Từ lý thuyết về quyền con người, có thể xác định hai chủ thể chính là: chủ thể của quyền (chủ thông tin cá nhân) và chủ thể có nghĩa vụ/trách nhiệm (chủ thể nắm giữ, quản lý, sử dụng, xử lý thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật, bao gồm cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền).
Pháp luật các nước hiện có quy định ít nhiều khác nhau về phạm vi nội dung của quyền bí mật dữ liệu/thông tin cá nhân. Trong khuôn khổ Liên minh Châu u, khi dữ liệu cá nhân được truy cập, thì bản thân cá nhân đó có các quyền như: quyền được
Qua nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới, có thể phân loại một số nhóm quyền thuộc nội dung của quyền bí mật thông tin cá nhân như sau:
Thứ nhất, quyền công khai hoặc không công khai thông tin cá nhân. Thông tin cá nhân có ý nghĩa quan trọng đối với không chỉ riêng cá nhân đó mà còn có ý nghĩa đối với nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác. Về nguyên tắc, bí mật thông tin cá nhân đòi hỏi các thông tin của cá nhân đó phải được giữ kín, không được công bố công khai cho người khác. Thông tin cá nhân chỉ được công khai bởi chính chủ thông tin và chủ thể có thẩm quyền trong những trường hợp, điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Việc công khai hoặc không công khai thông tin cá nhân có thể thuộc về các chủ thể sau: bản thân cá nhân có thông tin; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bên thứ ba (theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật).
Thứ hai, quyền truy cập vào thông tin cá nhân. Đây là quyền đương nhiên của cá nhân khi thông tin liên quan đến cá nhân đó được tạo ra, lưu giữ bởi cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, khi những thông tin cá nhân được thu thập, lưu giữ hợp pháp, cá nhân có quyền yêu cầu được tiếp cận, truy cập bất kỳ lúc nào. Mặt khác, để thông tin cá nhân hoàn chỉnh thì việc thu thập, lưu giữ thông tin cá nhân cần được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định.
Thứ ba, quyền yêu cầu sửa chữa những sai sót liên quan đến thông tin cá nhân. Trường hợp này xảy ra khi cá nhân là chủ thông tin đó phát hiện thông tin cá nhân của mình bị thiếu hoặc có thông tin không chính xác.
Thứ tư, quyền cho phép chủ thể khác tiếp cận, lưu trữ thông tin cá nhân. Việc tiếp cận, lưu trữ thông tin cá nhân cũng liên quan mật thiết tới quyền khai thác, sử dụng thông cá nhân. Do đó, cá nhân hoặc chủ thể khác có quyền theo quy định của pháp luật cũng có quyền cho phép hoặc không cho phép chủ thể khác tiếp cận, lưu trữ thông tin cá nhân. Cá nhân là chủ thông tin có quyền được
Thứ năm, quyền chuyển giao hoặc không cho phép chuyển giao thông tin cá nhân. Việc chuyển giao thông tin cá nhân về nguyên tắc phải được sự đồng ý của bản thân cá nhân đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc chuyển giao thông tin cá nhân có thể được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ thể khác theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, quyền yêu cầu chủ thể xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ khi bị xâm phạm quyền. Khi thông tin cá nhân bị khai thác, sử dụng, công bố trái pháp luật thì cá nhân có thông tin và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu chủ thể xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Việc xác định cơ chế khiếu nại, khiếu kiện, bồi thường thiệt hại liên quan đến bảo vệ quyền bí mật thông tin cá nhân, cũng như trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức tùy thuộc vào quy định pháp luật của từng quốc gia.
2. Mối quan hệ giữa quyền bí mật thông tin cá nhân và các quyền khác Quyền bí mật thông tin cá nhân có mối quan hệ mật thiết với các quyền khác của cá nhân, nhất là quyền bí mật đời tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, quyền tiếp cận thông tin:
Quyền bí mật đời tư là sản phẩm của xã hội đã phát triển đến giai đoạn văn minh. Xã hội càng văn minh thì quyền bí mật đời tư càng được tôn trọng và bảo vệ và đó là những pháo đài bất khả xâm phạm của cá nhân con người.
Theo Báo cáo “Quyền riêng tư và nhân quyền” năm 2004 của Tổ chức Bảo mật Quốc tế và Trung tâm bảo mật thông tin điện tử, quyền riêng tư có các nội dung cơ bản, như sau: (1) Sự riêng tư về thông tin cá nhân: bao gồm việc ban hành các quy tắc quản lý trong việc thu thập và xử lý các dữ liệu cá nhân như thông tin tín dụng, hồ sơ y tế và các hồ sơ của chính quyền lưu trữ về công dân đó; (2) Sự riêng tư về cơ thể: liên quan đến việc bảo vệ thân thể (vật chất) của người dân đối với hình thức xâm hại như xét nghiệm di truyền, thử nghiệm ma túy và thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể; (3) Sự riêng tư về thông tin liên lạc: bao gồm bảo mật và riêng tư về thư từ, bưu phẩm, điện thoại, thư điện tử và các hình thức truyền thông khác; (4) Sự riêng tư về nơi cư trú: liên quan đến việc ban hành các giới hạn đối với sự xâm nhập vào môi trường sống của cá nhân, nơi làm việc hoặc không gian công cộng. Điều này bao gồm tìm kiếm thông tin, theo dõi bằng video và kiểm tra giấy tờ tùy thân.
Thông tin cá nhân là một trong những yếu tố gắn liền với mỗi cá nhân con người, có thể giúp định danh một cá nhân cụ thể. Các thông tin khác nhau tạo nên dữ liệu cá nhân và Nhà nước là chủ thể chính nắm giữ dữ liệu này. Việc quản lý, xử lý, sử dụng thông tin/dữ liệu cá nhân như thế nào có ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ bí mật dữ liệu cá nhân, từ đó ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật đời tư, bí mật gia đình của cá nhân. Vi phạm thông tin/dữ liệu cá nhân cũng là một biểu hiện của vi phạm quyền riêng tư. Trong các nước theo hệ thống thông luật (common law), khi xem xét các vi phạm pháp luật dân sự, các luật gia thường thấy có 5 loại vi phạm quyền riêng tư phổ biến là: (1) Khi nơi ở và sự riêng tư bị đe dọa; (2) Khi thông tin riêng tư của họ bị công khai cho dân chúng; (3) Khi thông tin về họ không đúng sự thật (bị vu khống, bôi nhọ); (4) Khi bị ai đó đặt trùng tên mà không được sự đồng ý của họ; (5) Khi có sự cạnh tranh không lành mạnh bằng việc trộm cắp bí mật thương mại.
Ở Việt Nam, quyền bí mật thông tin cá nhân chưa được quy định riêng trong một văn bản pháp luật cụ thể nào. Tuy nhiên, quyền này có thể được hiểu là một nội dung của quyền bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà đã được ghi nhận tại Điều 21,
Như vậy, có thể thấy quyền bí mật thông tin cá nhân, cũng như các quyền bí mật đời tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đều là những quyền phải sinh từ quyền khác mà có tính khái quát hơn (rộng hơn), đó là quyền riêng tư. Về bản chất, các quyền này có sự giao thoa rất lớn về chủ thể, đặc điểm cũng như nội dung và giữa chúng luôn tồn tại quan hệ tương hỗ chặt chẽ. Chính vì vậy, khi xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm mọi quyền phải tính đến cả việc bảo đảm các quyền khác. Theo đó, các biện pháp lựa chọn áp dụng ngoài các biện pháp đặc thù phù hợp với từng quyền riêng rẽ còn phải có những giải pháp chung mang tính toàn diện, tổng thể nhằm bảo vệ sự riêng tư, các dữ liệu cá nhân và các bí mật khác của cá nhân.
Còn trong mối quan hệ với quyền tiếp cận thông tin, có thể thấy do yêu cầu của việc bảo vệ quyền bí mật thông tin cá nhân nên quyền tiếp cận thông tin của công dân phải bị giới hạn trong trường hợp nhất định.
Ví dụ, ở Việt Nam, theo quy định của
Ngoài ra, quyền bí mật thông tin cá nhân còn có quan hệ tương hỗ với nhiều quyền dân sự, chính trị khác của cá nhân, công dân. Đồng thời, bí mật thông tin cá nhân còn có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do lập hội… Công dân sẽ tích cực, chủ động hơn trong việc thực hiện các quyền khác như quyền bầu cử, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, quyền tố cáo khi họ chắc chắn rằng tính bí mật của các thông tin cá nhân của mình được bảo đảm.