Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi về việc đóng, việc hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết về các chế độ bảo hiểm xã hội theo đúng những quy định pháp luật. Vậy nghỉ việc bao lâu thì người lao động được nhận sổ BHXH?
Mục lục bài viết
1. Nghỉ việc bao lâu thì người lao động được nhận sổ BHXH?
Khoản 1 Điều 96
– Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, để đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
– Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định và hằng tháng phải trích từ tiền lương của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
– Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng pháp luật quy định để đi khám giám định về mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho những người lao động.
– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, thực hiện việc xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động đã chấm dứt
– Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho những người lao động;
– Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi mà người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
– Hằng năm, niêm yết công khai những thông tin đóng bảo hiểm xã hội của chính những người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định của pháp luật.
Theo đó, một trong các trách nhiệm của người sử dụng lao động liên quan đến bảo hiểm xã hội đó chính là phải phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận về khoảng thời gian có đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo đúng những quy định của pháp luật.
Thêm nữa, theo quy định của pháp luật về lao động thì khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động (bất kỳ vì lý do nào mà chấm dứt hợp đồng lao động) thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm hoàn thành về những thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và trả lại cùng với các bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động. Vấn để này đã được quy định rõ tại khoản 3 Điều 48
– Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
– Trả lại cùng với bản chính những giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
– Cung cấp bản sao những tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu.
Hiện nay, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về lao động không quy định rõ thời hạn cụ thể để người sử dụng lao động trả giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và sổ bảo hiểm xã hội của người lao động (nếu giữ) sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, qua các thủ tục hành chính về báo giảm lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động (thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ báo giảm lao động) và thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội (thời hạn 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội để chốt thời gian) thì có thể hiểu người lao động sau khi nghỉ việc ít nhất là 15 ngày thì có thể được nhận được sổ bảo hiểm xã hội từ người sử dụng lao động.
2. Phải làm gì sau khi nghỉ việc không nhận được sổ bảo hiểm xã hội:
Như đã nói ở trên, trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đó chính là trả giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và sổ bảo hiểm xã hội của người lao động (nếu giữ) cho người lao động đã nghỉ việc. Vì thế, nếu như sau khi việc một thời gian nhưng người lao động không nhận được sổ bảo hiểm xã hội cùng giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì có thể thực hiện một trong các cách sau để đảm bảo được quyền lợi cho mình:
Cách 1: Thực hiện khiếu nại lên người có thẩm quyền
– Khiếu nại lần đầu: thực hiện khiếu nại tới chính người sử dụng lao động
Nếu không được giải quyết trong thời hạn quy định về việc yêu cầu người sử dụng lao động trả sổ bảo hiểm xã hội hoặc người lao động không đồng ý với việc giải quyết của người sử dụng lao động thì khi đó người lao động có thể tiến hành khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự để giải quyết.
– Khiếu nại lần 2: thực hiện khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.
Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2019, với những tranh chấp liên quan đến bảo hiểm xã hội thì khi đó người lao động có thể trực tiếp khởi kiện ở tại Tòa án mà không cần bắt buộc phải hòa giải. Chính vì vậy, trong trường hợp này thì người lao động có thể trực tiếp đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà công ty hiện đang đặt trụ sở chính để yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả lại sổ cho mình.
3. Xử phạt khi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động:
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, thì nếu như mà người sử dụng lao động không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt tiền như sau:
– Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho từ 101 người đến 300 người lao động;
– Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho từ 301 người lao động trở lên.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội.
– Bộ luật Lao động 2019.