Dịch vụ giúp việc gia đình tại nước ngoài ngày càng đang phát triển, nhu cầu sử dụng người giúp việc trong gia đình đang ngày càng gia tăng. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề đưa người Việt Nam đi làm giúp việc gia đình nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc đưa người Việt Nam đi làm giúp việc gia đình nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 161 của
– Lao động là người giúp việc trong gia đình được xem là người lao động trực tiếp và thường xuyên làm các công việc trong gia đình cho một hoặc một số hộ gia đình khác nhau;
– Các công việc trong gia đình mà người giúp việc gia đình thường phải làm bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc người bệnh, chăm sóc trẻ em, lái xe cho gia đình, chăm sóc người già và người cao tuổi, làm vườn … hoặc một số công việc khác cho gia đình tuy nhiên không liên quan đến các hoạt động thương mại tìm kiếm lợi nhuận;
– Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết trong lĩnh vực lao động về người giúp việc gia đình.
Về vấn đề đưa người Việt Nam đi làm giúp việc gia đình nước ngoài, căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 112/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ muốn thực hiện thủ tục đưa người lao động đi làm giúp việc ở nước ngoài cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Các điều kiện và doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phải đáp ứng trong trường hợp này bao gồm:
– Doanh nghiệp đó phải được cấp giấy phép xuất khẩu lao động và phải đảm bảo duy trì các điều kiện theo quy định của pháp luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Đang thực hiện hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước tiếp nhận;
– Phải có tối thiểu ít nhất 03 nhân viên chuyên nghiệp để thực hiện các nội dung hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc nước ngoài. Cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
+ Phải có ít nhất 01 nhân viên chuyên nghiệp thực hiện hoạt động tìm kiếm và phát triển thị trường lao động nước ngoài có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động, phải có ít nhất một năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước tiếp nhận;
+ Phải có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thường xuyên làm việc ở nước ngoài để thực hiện hoạt động quản lý người lao động giúp việc tại nước ngoài, nhân viên đó phải có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động, phải có ít nhất một năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài;
+ Phải có ít nhất 01 nhân viên chuyên nghiệp thực hiện các hoạt động giáo dục định hướng nghề nghiệp, nhân viên này phải có ít nhất một năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận.
– Cần phải đảm bảo người lao động đã có kinh nghiệm làm giúp việc gia đình ở nước ngoài, hoặc người lao động đó có kiến thức làm giúp việc gia đình và có trình độ ngoại ngữ đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nước ngoài, tức là nước tiếp nhận lao động theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội.
2. Thủ tục đưa người Việt Nam đi làm giúp việc gia đình nước ngoài:
Bước 1: Doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục đưa người Việt Nam đi giúp việc gia đình nước ngoài cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ để thực hiện hoạt động đăng ký dịch vụ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ trong trường hợp này sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Văn bản đề nghị hoạt động dịch vụ đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo mẫu do pháp luật quy định;
– Hồ sơ các nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm và phát triển thị trường lao động nước ngoài, trong đó bao gồm văn bằng và chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động, bản sao các loại giấy tờ chứng minh kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận;
– Hồ sơ của nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động quản lý người lao động, trong đó bao gồm văn bằng và chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận, các loại giấy tờ chứng minh có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận;
– Hồ sơ của nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng, trong đó bao gồm các loại giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận;
– Giấy tờ thành lập doanh nghiệp hợp pháp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy tờ tùy thân của người lao động được đưa đi làm giúp việc tại nước ngoài.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài sẽ nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục quản lý lao động nước ngoài thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội. Doanh nghiệp có thể nộp thông qua hình thức trực tiếp hoặc nội tâm qua dịch vụ bưu chính, hoặc nộp hồ sơ thông qua phương thức trực tuyến tại cổng thông tin điện tử.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản chấp thuận để doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ lao động thương binh và xã hội sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
3. Xử phạt hành vi đưa người lao động Việt Nam không có tên trong danh sách đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, và tiền khi có hành vi đưa người lao động Việt Nam không có tên trong danh sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ lao động thương binh và xã hội xác nhận để đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài theo một trong những bước sau đây:
– Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi vi phạm với số lượng từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi vi phạm với số lượng từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi vi phạm với số lượng trên 50 người lao động.
Theo đó thì có thể nói, khi doanh nghiệp dịch vụ có hành vi đưa người lao động Việt Nam không có tên trong danh sách có cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ lao động thương binh và xã hội xác nhận để có thể thực hiện thủ tục đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài, tùy thuộc vào từng số lượng người lao động vi phạm khác nhau mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền khác nhau, tối đa lên đến 180.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
– Nghị định 70/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.;
– Nghị định 112/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.