Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập dưới 90 ngày là một trong những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Dưới đây là quy định cụ thể về hoạt động này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập dưới 90 ngày:
- 2 2. Yêu cầu, điều kiện đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập dưới 90 ngày:
- 3 3. Trách nhiệm tổ chức tiếp nhận đăng ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức đào tạo, nâng cao trình độ có thời gian dưới 90 ngày:
1. Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập dưới 90 ngày:
Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập dưới 90 ngày là một trong những thủ tục phổ biến mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện tại các cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Để thực hiện được thủ tục đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập dưới 90 ngày, cần phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập dưới 90 ngày cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng để làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hạn chế kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Các loại giấy tờ và tài liệu cần phải chuẩn bị trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính bao gồm:
– Văn bản đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập theo mẫu do pháp luật quy định ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Các tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức đào tạo, nâng cao trình độ kĩ năng nghề sao cho phù hợp với quy định của pháp luật tại nước tiếp nhận lao động căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 112/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể, có thể bao gồm một trong những loại giấy tờ sau đây: Bản sao văn bản cho phép cơ sở tiếp nhận lao động thực tập tiếp nhận các lao động nước ngoài do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại cấp phù hợp với quy định của pháp luật, hoặc các loại giấy tờ khác thể hiện cơ sở tiếp nhận lao động thực tập được phép tiến hành hoạt động tiếp nhận người lao động theo quy định của nước sở tại;
– Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Các loại giấy tờ chứng minh việc ký quỹ của doanh nghiệp được lập theo mẫu do pháp luật quy định.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập dưới 90 ngày sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính sẽ trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp. Trong trường hợp không chấp nhận thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 4: Trả kết quả theo quy định của pháp luật. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này đó là công văn chấp thuận để doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề. Tổng thời gian giải quyết đối với thủ tục đăng ký
2. Yêu cầu, điều kiện đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập dưới 90 ngày:
Doanh nghiệp khi muốn thực hiện thủ tục yêu cầu đăng ký hợp đồng trận lao động thực tập dưới 90 ngày cần phải đáp ứng được một số điều kiện do pháp luật quy định. Theo đó, doanh nghiệp có nhu cầu đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hình thức đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
– Có hợp đồng lao động thực tập với các cơ sở nhận thực tập ở nước ngoài với mục đích đưa người lao động Việt Nam đi làm việc trên lãnh thổ của nước ngoài theo hình thức đào tạo nâng cao trình độ, nâng cao kỹ năng tay nghề của người lao động phù hợp với quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, và đã thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập dưới 90 ngày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo trình tự và thủ tục luật định;
– Có khoản tiền ký quỹ thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau được sửa đổi tại Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), có quy định về mức tiền ký quỹ. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động ký quỹ tại một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể, mức tiền ký quỹ sẽ được xác định bằng 10% một lượt vé máy bay hạng phổ thông xuất phát từ nơi làm việc về lãnh thổ của Việt Nam, tính theo số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong hợp đồng nhận lao động thực tập được lập phù hợp với quy định của pháp luật;
– Chỉ được đưa người lao động có hợp đồng lao động được lập phù hợp với quy định của pháp luật và hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài đi thực tập để nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn tại cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài theo hợp đồng nhận lao động thực tập đó;
– Ngành nghề và các công việc cụ thể người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức đào tạo, nâng cao trình độ kĩ năng nghề, kỹ năng chuyên môn cần phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó.
3. Trách nhiệm tổ chức tiếp nhận đăng ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức đào tạo, nâng cao trình độ có thời gian dưới 90 ngày:
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau được sửa đổi tại Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), có quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là một trong những cơ quan thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại địa phương trong phạm vi, quyền hạn của mình. Theo đó, sẽ tiến hành hoạt động chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và các Ủy ban nhân dân cấp dưới như sau:
– Tuyên truyền cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các đơn vị sự nghiệp tuyển dụng người lao động tại địa phương và quản lý người lao động tại địa phương đi làm việc tại nước ngoài;
– Giải quyết các vấn đề về khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và cá nhân trong xã hội có liên quan đến lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc trên lãnh thổ của nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với thẩm quyền do pháp luật quy định;
– Tiến hành các hoạt động thanh tra kiểm tra, xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm tại địa phương của các tổ chức, cá nhân khi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
– Tổ chức các hoạt động tiếp nhận thủ tục đăng ký hợp đồng của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài và cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu về tụi nó động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
– Tổ chức hoạt động tiếp nhận đơn đăng ký hợp đồng của các doanh nghiệp Việt Nam Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo chế độ đào tạo, hình thức nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp có thời gian dưới 90 ngày.
Như vậy có thể nói, trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hoạt động đăng ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức đào tạo và nâng cao trình độ có thời gian dưới 90 ngày sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Nghị định 112/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận nơi cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.