Hoạt động kinh doanh xăng dầu là hoạt động có điều kiện và việc vận chuyển xăng dầu cũng đòi hỏi những yêu cầu nhất định. Dưới đây là mẫu hợp đồng vận chuyển xăng dầu và cách soạn thảo:
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng vận chuyển xăng dầu và cách soạn thảo:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày…tháng… năm…
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN XĂNG DẦU
Số:…./….
– Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.
Hôm nay, ngày…tháng…năm…. tại địa chỉ ………
Chúng tôi gồm:
1. BÊN A (BÊN VẬN CHUYỂN):
Tên doanh nghiệp:……
Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế:…………
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/ mã số thuế): ………
Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ………
Địa chỉ trụ sở chính:………
Người đại diện theo pháp luật:……
Chức danh:………
Số tài khoản: ………
Tại Ngân hàng: ………
2. BÊN B (BÊN THUÊ VẬN CHUYỂN):
Tên doanh nghiệp:………
Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế:…………
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/ mã số thuế): ……………
Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ……
Địa chỉ trụ sở chính:……
Người đại diện theo pháp luật:……
Chức danh:………
Số tài khoản: ……
Tại Ngân hàng: ………
Sau khi thảo luận, chúng tôi đã thống nhất thành lập hợp đồng vận chuyển xăng dầu (từ giờ gọi tắt là “hợp đồng”) với những nội dung sau:
ĐIỀU 1: HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN
Bên B thuê bên A vận chuyển xăng dầu với nội dung cụ thể sau:
– Loại xăng, dầu:………
– Dung tích:………
– Nguồn gốc, xuất xứ:…………
– Giấy chứng nhận xuất xứ số:…….ngày…/…./… do ……… cấp
– Được kê khai trong giấy vận chuyển ký kết giữa hai bên.
ĐIỀU 2: THÔNG TIN VỀ GIAO NHẬN
1. Thời gian giao hàng: …giờ ngày…/…/…
2. Địa điểm giao hàng:…………
3. Người đại diện giao hàng:
Ông/ Bà:… …Giới tính: ………
Sinh ngày:…….Dân tộc:…… Quốc tịch:………
CMND/CCCD số:………
Ngày cấp:……… Nơi cấp:……
Hộ khẩu thường trú:……
Địa chỉ hiện tại:………
Số điện thoại liên hệ:……… Email:…………
4. Thời hạn nhận hàng là trước…giờ ngày…/…/…
5. Địa điểm nhận hàng:………
6. Người đại diện nhận hàng:
Ông/ Bà:…… Giới tính: ………
Sinh ngày:………Dân tộc:……….Quốc tịch:……
CMND/CCCD số:………
Ngày cấp:……….Nơi cấp:……
Hộ khẩu thường trú:………
Địa chỉ hiện tại:………
Số điện thoại liên hệ:………Email:………
ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN
1. Bên A gửi phương án và lộ trình vận chuyển tối ưu phù hợp nhất cho bên B trước …giờ ngày…/…/…
2. Hai bên nhất trí vận chuyển hàng hoá tại Điều 1 hợp đồng với nội dung cụ thể sau:
– Vận chuyển bằng: Đường thuỷ/ đường bộ/…
– Phương tiện vận chuyển:………
– Tải trọng/ Dung tích:……
– Số lượng phương tiện:………
3. Bên A có trách nhiệm đảm bảo kỹ thuật cho phương tiện vận chuyển và an toàn phòng chống cháy nổ để đảm bảo quá trình vận chuyển trong thời gian từ ngày…/…/… đến ngày…/…/…
4. Nếu bên A đã đưa phương tiện vận chuyển đến địa điểm nhận hàng mà bên B chưa có hàng sau……phút thì bên B phải chứng nhận cho bên A mang phương tiện về và thanh toán chi phí cho bên A.
5. Nếu bên A đã đưa phương tiện vận chuyển đến địa điểm nhận hàng mà người đại diện bên B không có mặt trong… phút thì bên A có quyền nhờ UBND tại địa điểm nhận hàng xác nhận và yêu cầu bên B thanh toán chi phí cho bên A.
ĐIỀU 4: CHỨNG TỪ VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ:
1. Bên A có trách nhiệm yêu cầu bên B chuẩn bị hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá; thông tin, dữ liệu, sổ sách, chứng từ về khối lượng đang vận chuyển.
2. Bên A phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tiện đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.
– Giấy Đăng ký xe ô tô.
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ (Sổ kiểm định).
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
– Giấy chứng nhận kiểm định dung tích xitéc.
– Giấy phép đảm bảo điều kiện vận chuyển hàngnguy hiểm về cháy, nổ.
– Giấy phép lưu hành xe quá tải, quá khổ (nếucó).
– Giấy phép vào phố cấm (nếu có).
– Lệnh vận chuyển đã ghi đầy đủ thông tin vàtên lái xe theo đúng chức trách.
ĐIỀU 5: THANH TOÁN
1. Bên A đồng ý vận chuyển hàng hoá cho bên B với giá ………VNĐ (Bằng chữ:……Việt Nam Đồng)
2. Chi phí phụ bên B phải thanh toán cho bên A là:
– Chi phí điều xe một số quãng đường không chở hàng là ….đồng/ km.
– Cước qua phà là ………… đồng.
– Chi phí chuyển tải là ………đồng.
– Phí tổn vật dụng che chắn hàng hoá là ………đồng.
– Giá chênh lệch nhiên liệu tổng cộng là ……… đồng.
– Lệ phí bến đổ phương tiện là ……… đồng.
– Cảng phí ……… đồng.
– Hoa tiêu phí ………đồng.
3. Tổng số tiền bên B phải thanh toán cho bên A là ………VNĐ (Bằng chữ:……… Việt Nam Đồng)
4. Nếu không có thoả thuận khác, bên B sẽ thanh toán cho bên A thành 02 làn:
– Lần 1: Sau khi hợp đồng này có hiệu lực, bên B sẽ thanh toán trước cho bên A …% tổng chi phí;
– Lần 2: Sau khi bên A bàn giao hàng hoá cho bên B theo đúng thoả thuận, bên B sẽ thanh toán cho bên A …% tổng chi phí còn lại.
5. Hình thức thanh toán: Tiền mặt/ Chuyển khoản
6. Tài khoản (nếu cần):
– Chủ tài khoản:
– Số tài khoản:
– Tại Ngân hàng:
ĐIỀU 6: ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM
Sau khi thoả thuận, hai bên nhất trí đăng ký bảo hiểm như sau:
1. Bên A phụ trách chi phí mua bảo hiểm cho người vận chuyển, phương tiện vận chuyển với công ty bảo hiểm……
2. Bên B phụ trách chi phí mua bảo hiểm hàng hoá với công ty bảo hiểm………….
ĐIỀU 7: CAM KẾT CỦA BÊN A
– Nhân viên điều khiển các phương tiện vận tải xăng dầu có kiến thức về an toàn phòng chống cháy nổ đối với mặt hàng xăng dầu; tuân thủ các quy định trong việc giao nhận, bơm rót và vận chuyển xăng dầu do cơ quan PCCC cấp tỉnh quy định.
– Nhân viên điều khiển phương tiện vận tải xăng dầu đảm bảo có đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc được giao, có giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế quận, huyện hoặc cấp tương đương trở lên kiểm tra và xác nhận đủ sức khỏe để làm việc.
– Phương tiện vận tải được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng chống cháy nổ, chữa cháy phù hợp với quy mô, tính chất của phương tiện vận tải theo quy định pháp luật, được cơ quan PCCC cấp tỉnh kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận.
– Bên A có phương án phòng chống cháy nổ, có nội quy về an toàn phòng cháy chữa cháy được cơ quan PCCC cấp tỉnh kiểm tra, phê duyệt.
ĐIỀU 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ BÊN A
1. Quyền của bên bên A
– Yêu cầu bên B cung cấp các thông tin cần thiết về hàng hoá để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của các thông tin đó;
– Yêu cầu bên B thanh toán đủ cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại do vi phạm thoả thuận trong hợp đồng;
– Từ chối vận tải nếu bên B không giao hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng;
– Lưu giữ hàng hoá trong trường hợp bên B không thanh toán đủ cước phí vận tải và chi phí phát sinh theo thoả thuận trong hợp đồng.
2. Nghĩa vụ của bên A:
– Cung cấp phương tiện đúng loại, đúng địa điểm; bảo quản hàng hoá trong quá trình vận tải và giao hàng hoá cho bên B theo thoả thuận trong hợp đồng;
– Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tiện đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.
– Thông báo cho bên B biết người đại diện giao nhận của bên A, thời gian phương tiện đến cảng, bến và thời gian phương tiện đã làm xong thủ tục vào cảng, bến trước…..ngày;
– Dỡ hàng hoá trên phương tiện xuống và đặt đúng nơi bên B yêu cầu;
– Bồi thường thiệt hại cho bên B do bên A làm mất mát toàn bộ hoặc một phần hàng hoá xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng quy định tại Điều…hợp đồng này;
ĐIỀU 9: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ BÊN B
1. Quyền của bên B:
– Từ chối xếp hàng hoá lên phương tiện mà bên A đã bố trí nếu phương tiện không phù hợp để vận tải loại hàng hoá đã thoả thuận trong hợp đồng;
– Yêu cầu bên A giao hàng hoá đúng địa điểm, thời gian đã thoả thuận trong hợp đồng;
– Nhận và kiểm tra hàng hoá nhận được theo giấy vận chuyển
– Yêu cầu bên A thanh toán chi phí phát sinh do giao hàng hoá chậm;
– Yêu cầu bên A phải bồi thường thiệt hại nếu bên A làm mất mát toàn bộ hoặc một phần hàng hoá xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng quy định tại Điều…hợp đồng này;
2. Nghĩa vụ của bên B:
– Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp pháp về hàng hoá trước khi giao hàng hoá cho bên A; giao hàng hoá cho bên A đúng địa điểm, thời gian và các nội dung khác ghi trong giấy gửi hàng hoá;
– Thanh toán cước phí vận tải và chi phí phát sinh cho bên A;
– Người đại diện bên B phải đến nhận hàng hoá đúng thời gian, địa điểm đã thoả thuận; phải xuất trình giấy vận chuyển và giấy tờ tuỳ thân cho bên A trước khi nhận hàng hoá.
ĐIỀU 10: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
1. Nếu một bên vi phạm thì bên còn lại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại đối với hành vi trực tiếp gây ra thiệt hại.
2. Bên vi phạm có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
ĐIỀU 11: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
1. Trong trường hợp pháp sinh tranh chấp, hai bên ưu tiên áp dụng giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng, hòa giải.
2. Nếu sau hòa giải, hai bên vẫn không thể thỏa thuận thì một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa vấn đề tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 12: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG
1. Hợp đồng có hiệu lực bắt đầu từ thời điểm các bên ký kết.
2. Các bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng.
3. Hợp đồng này gồm …. trang được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Hai bên đã cùng nhau đọc lại hợp đồng, thống nhất với nội dung trên và đồng ý ký tên./.
CHỮ KÝ CÁC BÊN
BÊN VẬN CHUYỂN | BÊN THUÊ VẬN CHUYỂN |
2. Điều kiện đối với người vận chuyển xăng dầu:
Xăng dầu là chất lỏng dễ cháy thuộc loại hàng hóa nguy hiểm loại 3. Căn cứ Điều 8 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa như sau:
– Phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn.
– Đối với người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi.
3. Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xăng dầu:
Căn cứ Điều 7 Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BCT 2021 quy định điều kiện áp dụng đối với thương nhân kinh doanh xăng dầu gồm:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định.
– Có cầu cảng chuyên dụng tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ năm (05) năm trở lên.
– Phải có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối.
– Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ 05 năm trở lên.
– Có hệ thống phân phối xăng dầu: tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ 05 năm trở lên.
Căc văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BCT về kinh doanh xăng dầu.