Hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế có vai trò quan trong trong việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa của thương nhân trên thị trường quốc tế. Dưới đây là quy định về hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế có thể thực hiện qua hình thức nào?
Hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, một bên là bên mua và một bên là bên cung cấp mà những đối tượng này ở các quốc gia khác nhau. Khi ký kết hợp đồng, bên cung cấp sẽ cam kết cung cấp hàng hóa cho bên mua thông qua một mức giá đã được thỏa thuận trước và tiến hành chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa. Bên cạnh đó, bên mua nhận hàng cũng sẽ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung cấp.
Có thể nhận thấy, hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế về bản chất là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính vì vậy cũng nằm trong sự điều chỉnh của Công ước Viên năm 1980 nên hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được điều chỉnh thông qua Công ước này. Theo ghi nhận tại Điều 11 Công ước Viên năm 1980 thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được thể hiện trong bất cứ hình thức nào đều được coi là hợp pháp. Theo đó hợp đồng mua bán không bắt buộc phải tiến hành ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức hợp đồng. Việc chứng minh các bên có giao kết với nhau về mua bán hàng hóa có thể sẽ được thực hiện bằng nhiều cách như thông qua lời khai của nhân chứng hoặc những văn bản tài liệu khác có ghi nhận nội dung này.
Bên cạnh đó tại Điều 96 Công ước Viên năm 1980 cũng đã ghi nhận rằng việc pháp luật của quốc gia có đề cập đến việc ký kết hợp đồng mua bán nếu bắt buộc phải tiến hành ký kết hay xác nhận bằng văn bản thì cũng phải được tôn trọng. Soi chiếu đối với quy định pháp luật của Việt Nam thì trong khoảng 7 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã ghi nhận hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trong trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng này nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng này sẽ được công nhận tại Việt Nam.
Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 thì luôn ưu tiên các bên thỏa thuận với nhau để lựa chọn pháp luật áp dụng. Còn trong quy định tại Điều 27,
Như vậy, Công ước viên 1890 không quy định về hình thức hợp đồng là một trong những điều kiện bắt buộc để hợp đồng ký kết có hiệu lực của hợp đồng; còn đối với pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng là một trong những nội dung để xem xét xem hợp đồng các bên ghi kết có hiệu lực hay không. Hiện nay các bên được lựa chọn ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn thông qua văn bản hoặc các hình thức khác như thông điệp dữ liệu điện báo, telex, fax…
2. Quy định về nội dung được ghi nhận trong hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế:
Hợp đồng có điều khoản ghi nhận các thông tin rõ ràng, chính xác thì mới hạn chế được những rủi ro nếu xảy ra những tranh chấp. Chính vì vậy, các điều khoản trong hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế thông thường phải xác định đa dạng và đầy đủ yếu tố từ phương tiện mà hàng hóa được giao, điều khoản thanh toán và bất kỳ những khía cạnh khác xác lập mối quan hệ.
– Các bên phải ghi đầy đủ các thông tin liên quan: Thông tin này thường là cung cấp về tên, địa chỉ trụ sở hoặc các thông tin liên lạc khác;
– Bên cạnh đó, những điều khoản về cung cấp hàng hóa như các thông tin về hàng hóa: tên hàng hóa, số lượng hàng hóa, chất lượng hàng hóa cũng là một trong những nội dung quan trọng phải ghi nhận.
– Việc đóng gói hàng hóa và việc chỉ dẫn các bên thỏa thuận về việc cung cấp và chỉ dẫn;
– Điều khoản liên quan về giá cũng được các bên thống nhất với nhau ví dụ như đồng tiền tính giá, mức giá và phương thức tính giá; trong hợp đồng nên ghi nhận rằng bên cung cấp phải cung cấp cho bên mua các bảng báo giá hàng hóa theo từng thời điểm và có trách nhiệm thông báo cho bên mua và bất kỳ sự điều chỉnh giá nào ;
– Thủ tục đặt và giao hàng cũng là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu sót khi nhận trong hợp đồng này. Các bên nên có thỏa thuận rõ về địa điểm nhận hàng thời gian giao hàng và phương thức giao hàng. Tùy thuộc vào loại hàng hóa mà các bên mua bán có thể lựa chọn đường thủy, đường bộ, đường sắt hoặc đường hàng không để thuận tiện cho việc vận chuyển.
– Lường trước một số vấn đề nếu xảy ra những tranh chấp thì các bên có thể lựa chọn và đưa vào hợp đồng những điều khoản giao hàng thông qua tập quán quốc tế thông dụng như Incoterm như Fob, Cif,..
Lưu ý rằng: cũng cần phải ghi rõ phiên bản Incoterm và tên cảng để tránh những nhầm lẫn trong quá trình thực hiện trên thực tế. Trong trường hợp nếu vận chuyển phải thay đổi các phương tiện vận chuyển thì các bên có thể quy định cho phép chuyển tải cũng nên quy định rõ về phương tiện tiến hành truyền tải được truyền tải hay phải thông báo khi có sự thay đổi.
– Thời hạn thanh toán là một trong những nội dung cần thiết của hợp đồng, vì vậy các bên cần ấn định số ngày cụ thể để thực hiện việc thanh toán.
– Phương thức thanh toán các bên có thể lựa chọn việc chuyển khoản, tiền mặt, thanh toán qua sử dụng chứng từ như L/C, D/A…
– Những điều khoản về bảo hành: Bảo hành hàng hóa trong quá trình cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế là một trong những nội dung quan trọng, bên cung cấp phải bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp của hàng hóa, cung cấp theo hợp đồng vào việc sử dụng hay bán lại hàng hóa sẽ không có hành vi vi phạm sáng chế thiết kế bản quyền và thương hiệu hay quyền sở hữu trí tuệ từ bất kì bên thứ ba nào. Bên cung cấp sẽ không phải chịu trách nhiệm với lỗi do hao mòn hay thiệt hại cố ý với khả năng sử dụng trong điều kiện bình thường, nếu bên mua không tuân thủ theo chỉ dẫn của bên cung cấp sử dụng sai sửa chữa hoặc tự ý thay đổi mà gây nên thiệt hại thì phải tự chịu trách nhiệm và bên cung cấp không có trách nhiệm phải bảo hành trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Điều khoản phạt vi phạm vào bồi thường thiệt hại được nêu lên để ràng buộc nghĩa vụ của các bên. Cần đặc biệt lưu ý rằng bồi thường thiệt hại được áp dụng mà không cần có thỏa thuận của các bên trong hợp đồng Tuy nhiên mức phạt cũng không được vượt quá mức tổn thất và lợi nhuận mất đi mà bên bị thiệt hại dự liệu khi giao kết hợp đồng.
Hiện nay trong hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế hoàn toàn có thể bổ sung thêm nội dung về thời hạn hủy hợp đồng và hậu quả của hoạt động này bên cạnh đó những điều khoản về bất khả kháng sẽ được làm căn cứ để miễn trách nhiệm cho hành vi vi phạm hợp đồng của một trong các bên; (Những điều khoản bất khả kháng thường xảy ra ngoài tầm kiểm soát, không thể lường trước được và không thể khắc phục được, đó là: khi gặp chiến tranh, tai nạn, trường hợp khẩn cấp, hỏa hoạn, thiên tai hoặc bất kỳ trở ngại khách quan nào khác).
3. Đặc điểm của hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế:
Hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế thông thường cũng phải có chứa những đặc điểm chung của một loại hợp đồng cung cấp mua bán hàng hóa đó là sự thỏa thuận giữa các bên hợp đồng này, các bên ký kết dựa trên có sự ưng thuận, có tính đền bù và hợp đồng song vụ. Đặc điểm riêng trong hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế có thể kể đến một số yếu tố sau:
+ Thứ nhất, đối với chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa dài hạn quốc tế:
Thông thường các bên khi tiến hành tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ có những quốc tịch khác nhau hoặc có những trụ sở thương mại ở những quốc gia khác nhau hoặc ở các khu vực hải quan khác.
+ Thứ hai, đặc điểm về đối tượng của hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế: đối tượng của hợp đồng sẽ là hàng hóa mà theo nghĩa rộng nhất đó là tất cả những gì có thể được mua và bán không trái với quy định. Theo pháp luật Việt Nam thì hàng hóa bao gồm các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai có thể trở thành mua bán.
– Những nội dung liên quan đến hình thức của hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế thì như đã phân tích tại Mục 1 của bài viết, tùy thuộc vào pháp luật từng quốc gia và pháp luật quốc tế sẽ có những yêu cầu về hình thức hợp đồng mua bán quốc tế khác nhau; thông thường khi tiến hành mua bán hàng hóa quốc tế có thể được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng được tuy nhiên ở Việt Nam thì chỉ được giới hạn một số hình thức cơ bản thì mới có giá trị pháp lý tương đương.
– Đặc điểm liên quan đến Luật điều chỉnh của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Các bên khi tiến hành ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa dài hạn quốc tế vì có tính chất là đa quốc gia nên nằm trong sự ràng buộc các nguồn pháp luật khác nhau, có thể là điều ước quốc tế, tập quán, án lệ, pháp luật quốc gia.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Công ước viên năm 1980.