Hợp đồng lao động bắt buộc phải có nội dung ghi nhận về tiền lương của người lao động khi tham gia lao động trên thực tế. Vậy, cách ghi tiền lương tại hợp đồng lao động đóng bảo hiểm được thể hiện thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Cách ghi tiền lương tại hợp đồng lao động đóng bảo hiểm:
- 1.1 1.1. Cách ghi về mức lương trong hợp đồng lao động đóng bảo hiểm:
- 1.2 1.2. Hướng dẫn cách ghi về phụ cấp lương:
- 1.3 1.3. Hướng dẫn cách ghi hình thức và kỳ hạn trả lương trong hợp đồng lao động đóng bảo hiểm:
- 1.4 1.4. Kỳ hạn trả lương:
- 1.5 1.5. Một số các khoản bổ sung khác và hỗ trợ cho việc đóng bảo hiểm:
- 2 2. Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay của người lao động:
- 3 3. Quy định về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội do nhà nước quy định:
1. Cách ghi tiền lương tại hợp đồng lao động đóng bảo hiểm:
Tiền lương là một trong những nội dung quan trọng khi các bên tiến hành ký kết hợp đồng lao động phải ghi nhận đầy đủ. Đây được coi là cơ sở được sử dụng để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Liên quan đến tiền lương của người lao động trong hợp đồng lao động thì phải thể hiện 4 nội dung cơ bản, đó là: mức lương, phụ cấp lương, hình thức, thời hạn trả lương và các khoản bổ sung khác. Trong Mục 1 của bài viết này sẽ trình bày các nội dung hướng dẫn cách ghi tiền lương tại hợp đồng lao động đóng bảo hiểm.
1.1. Cách ghi về mức lương trong hợp đồng lao động đóng bảo hiểm:
Người sử dụng lao động sẽ ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương hoặc bảng lương đã được người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động. Những nội dung này đã được các bên thống nhất thỏa thuận với nhau.
Đối với trường hợp, người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì hình thức ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán. Cách ghi tiền lương trong hợp đồng này đã được ghi nhận tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT/BLĐTBXH.
1.2. Hướng dẫn cách ghi về phụ cấp lương:
Phụ cấp lương cũng là một trong những thông tin các bên tiến hành thỏa thuận với nhau và ghi nhận:
Hiện nay, các khoản phụ cấp lương được đề ra với mục đích để hỗ trợ bù đắp cho các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc hoặc điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ thì người lao động hoàn toàn có thể nhận khoản tiền phụ cấp lương hàng tháng;
Các khoản phụ cấp lương thường gắn liền với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động. Thông thường người lao động thực hiện tốt được công việc của mình sẽ có phụ cấp lương tăng theo hiệu suất và chất lượng công việc. ( Điều này đã được ghi nhận tài khoản 2 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH;
1.3. Hướng dẫn cách ghi hình thức và kỳ hạn trả lương trong hợp đồng lao động đóng bảo hiểm:
Để đảm bảo được sự thống nhất trong hình thức trả lương đối với người lao động thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền lựa chọn hình thức trả lương dựa theo thời gian sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn sẽ được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định; đối với trường hợp thay đổi hình thức trả lương thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất là 10 ngày; lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả thông qua tài khoản của người lao động tại ngân hàng.
Đối với trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương cho người lao động. Hiện nay, các ngân hàng sẽ có sự liên kết với các doanh nghiệp và người sử dụng lao động để hỗ trợ việc mở, duy trì tài khoản trả lương cho người lao động hàng tháng. Điều này đã được ghi nhận tại Điều 96 của
1.4. Kỳ hạn trả lương:
– Ghi nhận những nội dung liên quan đến kỳ hạn trả lương thì người lao động sẽ được hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì sẽ trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả góp do hai bên thỏa thuận nhưng thời gian để thực hiện việc trả của một lần sẽ không được quá 15 ngày;
Người lao động khi hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương có thể được thực hiện sau hai bên thỏa thuận và sẽ ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ nhất định;
– Cá nhân là người lao động hưởng lương theo sản phẩm sẽ được trả lương thông qua sự thỏa thuận của các bên nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng sẽ được tạm ứng tiền lương theo khối công việc đã làm trong 1 tháng;
– Việc trả lương đúng hạn là một trong những trách nghiệm, nghĩa vụ mà người sử dụng lao động phải thực hiện đối với người lao động; nhưng trong trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể thực hiện đúng nghĩa vụ là trả lương đúng hạn thì cũng không được chậm quá 30 ngày;
Đối với một số trường hợp trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động phải đền bù cho mình một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng. Mức lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn một tháng sẽ do ngân hàng thực hiện trả lương mà người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
1.5. Một số các khoản bổ sung khác và hỗ trợ cho việc đóng bảo hiểm:
Các khoản bổ sung mà hai bên tiến hành thỏa thuận với nhau có thể ghi nhận các nội dung như:
– Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên ở mỗi kỳ trả lương;
– Những khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận hợp đồng lao động trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn liền với quá trình làm việc kết quả thực hiện công việc của người lao động;
– Đối với những chế độ và phúc lợi khác như tiền thưởng đã được ghi nhận tại Điều 103 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng cho những sáng tạo, sáng kiến trong công việc hoặc hỗ trợ tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ để người lao động có thể đi lại, tiền điện thoại, hỗ trợ nuôi con nhỏ; các bên có thể tiến lên thỏa thuận với nhau về việc hỗ trợ người lao động khi có thân nhân chết; người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động hoặc trợ cấp cho người lao động khi người này gặp phải hoàn cảnh khó khăn do bị tai nạn lao động, bệnh hiểm nghèo hoặc các khoản hỗ trợ khác thì cũng có thể ghi thành điều khoản riêng trong hợp đồng lao động.
2. Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay của người lao động:
Hiện nay mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là một trong những nội dung luôn nhận được nhiều sự quan tâm của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội được ghi nhận trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 theo đó tại Điều 85 của Luật này có quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
– Đối với trường hợp người lao động được quy định tại điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này thì hàng tháng khi tham gia vào lao động sẽ phải đóng bằng 8% mức tiền lương tháng và quỹ hưu trí và tử tuất. Đối với người lao động được quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của
– Trường hợp người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 85 của Luật này thì mức đóng vào phương thức đóng cũng sẽ được ghi nhận như sau:
Mức đóng hàng tháng đối với quỹ hưu trí và tử tuất sẽ bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi cá nhân này đi làm việc ở nước ngoài, đối với những người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Cá nhân là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức đóng sẽ bằng 22% của hai lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc những cá nhân này đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
Cá nhân có thể lựa chọn phương thức đóng thông qua các đợt là 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc thậm chí đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động có trách nhiệm trong việc đóng khoản tiền này trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài…
3. Quy định về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội do nhà nước quy định:
Đối với trường hợp người lao động nằm trong đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc, quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có); hiện nay từ ngày 1 tháng 7 năm 2023 thì tiền lương cơ sở đã được nâng lên từ 1.490.000 đồng/tháng tăng lên 1.800.000 đồng/tháng nên mức lương cơ sở là căn cứ để những đối tượng do nhà nước thực hiện đóng bảo hiểm xã hội thực hiện.
Tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã được quy định sẽ bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định pháp luật về tiền. Đối với những trường hợp, người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng năm bảo hiểm xã hội mặc định là mức lương cơ sở.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội.