Các hợp đồng bảo đảm được xác lập trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm muốn cam kết với nhau về việc thực hiện nghĩa vụ nhất định. Vậy việc xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm:
Hợp đồng bảo đảm có thể hiểu là một loại hợp đồng được giao kết giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm với người có nghĩa vụ được bảo đảm nhằm thực hiện một nghĩa vụ dưới các hình thức giao dịch dân sự khác đảm bảo việc phù hợp với quy định của pháp luật.
Về hình thức của hợp đồng bảo đảm có thể được lập thành một dạng hợp đồng riêng hoặc là một điều khoản cụ thể trong hợp đồng trong đó bao gồm nội dung đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ dưới các hình thức giao dịch dân sự khác với điều kiện phù hợp với các quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo đảm được xác định như sau:
– Đối với trường hợp là hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chính là thời điểm được công chứng, chứng thực.
– Đối với trường hợp hợp đồng bảo đảm không công chứng, chứng thực thì thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận, nếu như các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực chính là thời điểm hai bên ký kết hợp đồng với nhau.
– Cần lưu ý đối với trường hợp tài sản bảo đảm đã được rút bớt giỡn trên sự thỏa thuận của các bên thì phần nội dung của hợp đồng bảo đảm có trực tiếp liên quan đến phần tài sản bị rút bớt sẽ không còn hiệu lực; ngược lại đối với trường hợp tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế bằng tài sản khác thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng bảo đảm có liên quan trực tiếp đến tài sản này sẽ được thực hiện theo quy định của bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
– Lưu ý đối với trường hợp các biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba thì sẽ không làm thay đổi hoặc chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm.
2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
Theo quy định của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: cầm cố tài sản, đặt cọc, cầm cố tài sản, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp
2.1. Cầm cố:
Căn cứ theo quy định tại Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015 có thể hiểu cầm cố là một trong những biện pháp bảo đảm trong đó có sự thỏa thuận về việc giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố giữ hoặc giao cho một người thứ ba giữ tài sản này. Bên nhận cầm cố có thể được giữ tài sản cầm cố ngay tại chính nơi có tài sản hoặc tại địa điểm do họ lựa chọn.
Hợp đồng cầm cố sẽ phát sinh hiệu lực khi hai bên giao kết hợp đồng, ngoài trừ các trường hợp pháp luật quy định khác hoặc có thỏa thuận khác.
Hợp đồng cầm cố kết thúc khi có một trong các căn cứ sau: nghĩa vụ đã được bảo đảm thong qua thế chaaos đã hoàn thành; Có sự thay thế biện pháp bảo đảm khác hoặc hủy bỏ biện pháp bải đảm cầm cố; tài sản cầm cố đã được xử lý và do các bên thỏa thuận chấm dứt.
2.2. Thế chấp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015 thế chấp là một biện pháp bảo đảm trong đó bên thế chấp sẽ sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp. Đối với trường hợp thế chấp tài sản thì người thế chấp tài sản sẽ không cần phải giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Và các bên cũng có thể thỏa thuận giao tài sản cho bên thứ ba giữ tài sản.
Hợp đồng thế chấp sẽ phát sinh hiệu lực khi hai bên giao kết hợp đồng, ngoài trừ các trường hợp pháp luật quy định khác hoặc có thỏa thuận khác.
Hợp đồng thế chấp kết thúc khi có một trong các căn cứ sau: nghĩa vụ đã được bảo đảm thông qua thế chấp đã hoàn thành; Có sự thay thế biện pháp bảo đảm khác hoặc hủy bỏ biện pháp bải đảm thế chấp; tài sản thế chấp đã được xử lý và do các bên thỏa thuận chấm dứt.
2.3. Đặt cọc:
Căn cứ theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong đó bên đặt cọc sẽ giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc các loại kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác trong một khoảng thời gian nhất định nhằm mục đích đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trong trường hợp bên đặt cọc không thực hiện hợp đồng thì sẽ mất tài sản đặt cọc, ngược lại bên nhận đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng thì phải trả lại tài sản đặt cọc đồng thời một khoản tiền phạt cọc tương ứng giá trị tài sản đặt cọc hoặc có thỏa thuận khác.
2.4. Ký cược:
Căn cứ theo quy định tại Điều 329 Bộ luật dân sự năm 2015 ký cược là một biện pháp bảo đảm trong đó bên thuê tài sản là các động sản sẽ giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một khoảng thời gian nhất định nhằm mục đích bảo đảm cho việc xét trả lại tài sản thuê.
Nếu tài sản thuê đã được trả lại thì bên thuê sẽ nhận lại tài sản ký cược sau khi đã thực hiện việc trả tiền thuê; ngược lại nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê sẽ được quyền đòi lại tài sản thuê; trường hợp tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược sẽ thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê.
2.5. Ký quỹ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015 là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong đó bên có nghĩa vụ thực hiện gửi một khoản tiền hoặc tài sản khác là kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào trong một tài khoản ngân hàng phong tỏa tại một tổ chức tín dụng nhầm mục đích thực hiện nghĩa vụ.
Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghãi vụ thì bên nhận ký quỹ sẽ được các tổ chức tín dụng thanh toán và bồi thường thiệt hại.
2.6. Bảo lưu quyền sở hữu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 Bảo lưu quyền sở hữu là một biện pháp bảo đảm trong đó bên bảo đảm sẽ sử dụng quyền sở hữu tài sản của mình bán bảo lưu cho bên nhận bảo đảm cho đến thời điểm đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán.
Việc bảo lưu quyền sở hữu bắt buộc phải được lập thành văn bản hoặc ghi trong nội dung hợp đồng mua bán
2.7. Bảo lãnh
Căn cứ theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 Bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm trong đó bên bảo lãnh xét cam kết thực hiện với bên nhận bảo lãnh về các nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Hợp đồng cầm cố kết thúc khi có một trong các căn cứ sau: nghĩa vụ đã được bảo đảm thông qua bảo lãnh đã hoàn thành; Có sự thay thế biện pháp bảo đảm khác hoặc hủy bỏ biện pháp bải đảm bảo lãnh; do các bên thỏa thuận chấm dứt.
2.8. Tín chấp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 Tín chấp là một biện pháp bảo đảm dưới hình thức bảo đảm của các tổ chức chính trị xã hội cho một cá nhân, hộ gia đình nghèo đứng ra vay vốn tại một tổ chức tín dụng nhằm mục đích sản xuất, tiêu dùng, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Hình thức của hợp đồng tín chấp hải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp quy đinh về các điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.
Nội dung của hợp đồng tín chấp phải bao gồm: số tiền, thời hạn vay, mục đích, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức chính trị – xã hội tổ chức tín dụng cho vay bảo đảm bằng tín chấp.
2.9. Cầm giữ tài sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 Cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm trong đó bên cầm giữ nắm giữ một cách hợp pháp tài sản chính là đối tượng của một hợp đồng xong vụ được chiếm giữ tài sản nếu như bên có nghĩa vụ không tiến hành thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo quy định.
Hợp đồng phát sinh hiệu lực khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết
Bộ luật Dân sự năm 2015
Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ