Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử chính là không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện ở dưới dạng thông điệp dữ liệu. Vậy những rủi ro thường gặp trong giao kết hợp đồng điện tử bao gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Những rủi ro thường gặp trong giao kết hợp đồng điện tử:
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử chính là không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện ở dưới dạng thông điệp dữ liệu. Những rủi ro thường gặp trong giao kết hợp đồng điện tử có thể kể đến như:
1.1. Về chủ thể hợp đồng:
Để có thể xác định một chủ thể có đủ năng lực chủ thể hay là không, pháp luật yêu cầu họ sẽ phải cung cấp thông tin về năng lực ở trên website. Tuy nhiên, theo thống kê của tổ chức Click Forensic thì ở Việt Nam hiện nay, hầu như là (hơn 90%) các website chưa cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản về thương nhân như là tên, địa chỉ, số điện thoại, email, giấy phép đăng ký kinh doanh; 46% những website không công bố bất cứ thông tin gì về những điều khoản giao dịch; chỉ có 8% công bố đầy đủ những điều khoản giao dịch. Điều này làm cho số lượng những website giả mạo nhằm mục đích lừa đảo người tiêu dùng không ngừng tăng lên, gây ra sự e ngại cho người dùng. Cũng ở trong thống kê, Việt Nam đứng đầu danh sách những nước có số lượng giả mạo click, chiếm 48,3% số lượng click giả mạo.
Không những thế, việc nhà cung cấp các hàng hóa, dịch vụ không cung cấp đầy đủ những thông tin về mình đã để người tiêu dùng đi vào thế yếu. Chính vì vậy, có thể sẽ có rủi ro khi thực hiện giao kết hợp đồng, sự đồng ý của người tiêu dùng sẽ không rõ ràng như là khi thực hiện ký kết hợp đồng với sự hiện diện của các bên. Ở cấp độ thấp hơn thì việc mua hàng thiếu cân nhắc cũng rất đáng ngại, khi đó người tiêu dùng cũng sẽ không suy nghĩ chín chắn trước khi ký kết hợp đồng như là ở trong giao dịch truyền thống. Khi những
1.2. Nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng:
Khi tham gia ký kết các hợp đồng thương mại điện tử, các khách hàng thường phải gò bó vào một hợp đồng mẫu do chính thương nhân lập ra trước và tất nhiên là khi lập ra hợp đồng mẫu đó, các thương nhân luôn tạo ra những thuận lợi nhất cho mình. Chính vì pháp luật không quy định hoặc là có quy định nhưng không có rõ ràng dẫn đến cách hiểu và áp dụng không thống nhất và các thương nhân lợi dụng theo hướng có lợi cho mình, gây ra khó khăn cho khách hàng.
Tuy nhiên, với việc được thiết lập trước nên sai lầm ở trong nhập lỗi dữ liệu cũng là rủi ro cho cả bên bán và bên mua ở trong hợp đồng thương mại điện tử. Do những thông điệp dữ liệu được hình thành thông qua việc nhập những dữ liệu, các giao dịch được tiến hành nhanh, đồng thời, nhất là với các gian hàng trên mạng nên lỗi ở trong quá trình giao dịch loại này như là niêm yết sai giá, sai mặt hàng, sai về số lượng… thường xảy ra nhiều và nếu như được khắc phục thường sẽ không kịp thời.
1.3. Phương thức thanh toán:
Có thể thấy phương thức thanh toán trực tuyến qua mạng hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến và được các bên chủ thể ưa chuộng bởi vì tính chất nhanh chóng và tiện lợi của nó. Tuy nhiên thì việc thanh toán điện tử đặt ra nhiều các vấn đề pháp lý cần phải giải quyết như là: vấn đề bảo mật; bảo đảm an toàn, thuận lợi, chính xác… cho các khách hàng. Vấn đề thanh toán điện tử ở Việt Nam cũng đang trong giai đoạn phát triển, vì vậy mà cũng còn nhiều hạn chế, bất cập như là chưa làm rõ quy định giá trị pháp lý của những chứng từ điện tử chuyển sang chứng từ giấy và ngược lại cho mỗi một hoạt động tài chính; cũng như là trách nhiệm của các cơ quan liên quan như là thuế, kiểm toán trong việc chấp nhận những chứng từ điện tử. Đặc biệt là trong vấn đề thuế, hiện nay hóa đơn được coi là một chứng từ gốc cơ bản nhất để xác định các nghĩa vụ và quyền lợi về thuế của doanh nghiệp, để cho doanh nghiệp hạch toán chi phí và doanh thu. Bên cạnh đó thì tuy pháp luật giao địch điện tử đã có quy định về những biện pháp bảo vệ bí mật thông tin ở trong giao kết hợp đồng, nhưng với trình độ công nghệ thông tin hiện nay, những hacker vẫn dễ dàng phá tan những “rào cản an ninh” để thâm nhập vào hệ thống website và lấy đi thông tin quan trọng của khách hàng.
1.4. Chữ ký điện tử:
Hai vấn đề mà doanh nghiệp cũng như là những người tiêu dùng thường xuyên quan tâm khi tham gia giao dịch thương mại điện tử là:
– Làm thế nào để xác minh được danh tính cũng như là ràng buộc trách nhiệm của đối tác khi toàn bộ một giao dịch được bắt đầu và tiến hành ở trên môi trường điện tử;
– Những chứng từ trao đổi ở trong quá trình giao dịch phải đáp ứng được các điều kiện gì để cho có đủ giá trị pháp lý làm căn cứ dẫn chiếu và giải quyết khi phát sinh tranh chấp.
Với khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận về sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký đồng thời là xác định sự toàn vẹn của các nội dung thông điệp dữ liệu kể từ khi được ký thì chữ ký số chính là biện pháp hiệu quả và được pháp luật thừa nhận để giải quyết những vấn đề này.
Ở Việt Nam, một số các đơn vị trong ngành kho bạc, ngân hàng, thương mại đã ứng dụng thử nghiệm về chữ ký số trong những giao dịch nội bộ. Trên thực tế, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn xây dựng về hành lang pháp lý và mô hình tổ chức để bắt đầu triển khai chính thức công cộng. Có thể thấy rằng, cũng như chữ ký tay thì chữ ký điện tử cũng có thể bị làm giả. Tuy nhiên, để ngăn chặn được sự giả mạo nhằm bảo đảm an toàn cho những giao dịch điện tử thì cần phải nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chứng thực và mã hóa với mục đích để bảo vệ dữ liệu. Tuy nhiên, để cẩn thận ở trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử thì các bên nên tìm thêm những thông tin khác, phương tiện khác để kiểm tra chữ ký điện tử.
2. Đặc điểm khi giao kết hợp đồng điện tử so với giao kết hợp đồng thông thường:
Một số đặc điểm khi giao kết hợp đồng điện tử so với giao kết hợp đồng thông thường bao gồm:
– Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu điện tử
Đặc điểm nổi bật nhất của hợp đồng chính là hình thức thể hiện. Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên đều đã có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng sẽ có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.
– Có sự tham gia của ít nhất là 3 chủ thể trong giao kết hợp đồng
Bên cạnh chủ thể giao kết thông thường là bên bán và bên mua còn có sự xuất hiện của một bên nữa là bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử – đó là những nhà cung cấp các dịch vụ mạng và những cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Bên thứ ba này sẽ không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử. Họ được tham gia với tư cách là những cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
– Phạm vi áp dụng có phần bị hạn chế
Theo quy định tại
Các quy định của giao dịch điện tử không áp dụng đối với việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và những bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.
– Tính phi biên giới
Do hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, cho nên là nó không yêu cầu hai bên trong hợp đồng phải gặp mặt nhau trực tiếp để ký kết, mà dù ở bất cứ đâu hay là ở khoảng thời gian nào thì hai bên cũng có thể chủ động ký kết hợp đồng.
– Tính vô hình, phi vật chất
Môi trường điện tử là môi trường số hóa, môi trường ảo, vì vậy, những hợp đồng điện tử mang tính vô hình, phi vật chất, có nghĩa là hợp đồng điện tử tồn tại, được chứng minh, được lưu trữ bởi những dữ liệu điện tử không thể cầm nắm hay cảm nhận được.
– Tính hiện đại, chính xác
Tính hiện đại của hợp đồng thể hiện ở chỗ, hợp đồng điện tử được giao kết dựa trên việc sử dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại, là kết quả của sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của công nghệ trong thời đại hiện nay. Việc sử dụng những công nghệ này đem lại độ chính xác cao cho những giao dịch. Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, hợp đồng điện tử sẽ là một xu hướng mới và sẽ dần thay thế cho phương thức hợp đồng giấy truyền thống.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao dịch điện tử 2005.