Việc ký kết hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản luôn đi kèm với việc xác lập giao dịch bảo đảm. Vậy, giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm có mối quan hệ gì?
Mục lục bài viết
1. Hiểu biết chung về hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm:
– Hợp đồng tín dụng là loại văn bản ghi nhận các nội dung thống nhất sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng có thể là ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước, quỹ tín dụng nhân dân đối với các cá nhân, tổ chức liên quan đến việc đồng ý cho vay một khoản tiền và trong thời hạn nhất định. Khi ký kết hợp đồng tín dụng thì quyền lợi và nghĩa vụ của các bên cũng sẽ bị ràng buộc với nhau. Theo đó, nếu hết thời hạn được ghi nhận trong hợp đồng tín dụng thì các cá nhân, tổ chức thực hiện việc mượn tiền từ bên tổ chức tín dụng sẽ phải hoàn trả lại tiền gốc như ban đầu cũng như phải chịu hạn mức lãi theo đúng quy định nhà nước. Trường hợp các tổ chức tín dụng sử dụng tài sản bảo đảm đối với khoản nợ của cá nhân, tổ chức thì cũng phải hoàn trả lại. Nội dung quan trọng khi nhắc đến hợp đồng tín dụng đó là việc thiết lập lên các nguyên tắc thực hiện:
+ Nguyên tắc 1: cần được nhắc đến khi tiến hành bảo đảm tín dụng đó là bình đẳng và thỏa thuận:
Tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên: Hợp đồng tín dụng cũng là một trong những loại hợp đồng nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật dân sự chính vì vậy pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên và để cho các bên tự do tiến hành giao kết hợp đồng theo khuôn khổ pháp luật. Nguyên tắc bình đẳng là một trong những nguyên tắc cần nhắc đến đầu tiên theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, theo đó mọi cá nhân, pháp nhân hoàn toàn có quyền bình đẳng với nhau trong việc ký kết hợp đồng, bất kỳ một cơ quan, cá nhân nào cũng không được nêu ra lý do để phân biệt đối xử, việc bình đẳng tham gia vào việc ký kết hợp đồng đã được pháp luật bảo hộ như nhau về quyền nhân thân và tài sản;
Nguyên tắc tự do tự nguyện cam kết thỏa thuận: Cá nhân, pháp nhân xác lập thực hiện chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự của mình tất cả đều dựa trên sự tự do tự nguyện cam kết thỏa thuận. Đặc biệt rằng những cam kết thỏa thuận sẽ không vi phạm điều cấm của luật không đi ngược lại đạo đức xã hội và mang tính bắt buộc ở đây đó là sau khi ký kết các chủ thể phải tôn trọng và thực hiện.
+ Nguyên tắc 2: Có tài sản bảo đảm
Nguyên tắc về việc yêu cầu có tài sản bảo đảm được đặt ra để hạn chế những rủi ro nhất định đối với các tổ chức tín dụng.Với trường hợp cá nhân hoặc tổ chức là người
– Theo ghi nhận tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì hợp đồng bảo đảm được hiểu là những hợp đồng thực hiện. Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp.
Hợp đồng bảo đảm có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Quan hệ giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm:
Như đã phân tích, giao dịch bảo đảm được thực hiện theo các bên tiến hành thỏa thuận với nhau hoặc do pháp luật quy định giao dịch này sẽ phát sinh giữa tổ chức tín dụng với người vay hoặc giữa tổ chức tín dụng với người vay và người thứ ba trong trường hợp người thứ ba sử dụng tài sản của mình để tiến hành bảo đảm nghĩa vụ cho người vay. Vậy khi cá nhân tiến hành ký kết hợp đồng tín chấp tại các tổ chức tín dụng thì hoàn toàn có thể bổ sung thêm những điều khoản liên quan đến việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự đó là vay mượn tài sản tại cơ quan tổ chức tín dụng.
Mặc dù, việc bảo đảm có lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong một hợp đồng tín dụng thì những nội dung ghi nhận trong thỏa thuận này đều mang tính chất độc lập tương đối với hợp đồng tín dụng. Quan hệ giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm có thể kể đến một số nội dung dưới đây:
+ Thứ nhất trong trường hợp hợp đồng tín dụng vì một số nguyên nhân mà bị Tuyên là vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng thì dẫn đến trường hợp giao dịch bảo đảm sẽ bị chấm dứt hoàn toàn; khách đến trường hợp một bên đã thực hiện nghĩa vụ một phần hoàn toàn bộ hợp đồng tín dụng thì hợp đồng bảo đảm sẽ không thể chấm dứt trừ trường hợp của thỏa thuận khác;
+ Thứ hai, mặc dù hợp đồng tín dụng nếu bị vô hiệu thì dẫn đến bảo đảm sẽ chấm dứt nhưng trong trường hợp hợp đồng bảo đảm vô hiệu cũng sẽ không làm chấm dứt hợp đồng tín dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận giữa các bên;
+ Thứ ba, hợp đồng tín dụng sau khi đã bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt mà các bên chưa thực hiện hợp đồng này thì hợp đồng bảo đảm sẽ bị chấm dứt; trong trường hợp nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng tín dụng thì hợp đồng bảo đảm sẽ không chấm dứt trừ trường hợp có sự thỏa thuận;
+ Hiện nay, hợp đồng bảo đảm bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện cũng không làm ảnh hưởng đến hợp đồng tín dụng cụ thể là không làm chấm dứt hợp đồng tín dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận.
Có thể thấy giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong một số trường hợp hợp đồng tín dụng nếu bị vô hiệu thì giao dịch bảo đảm có thể dẫn đến tình trạng là chấm dứt, nhưng cũng trong một số trường hợp nhất định ví dụ như nếu các bên thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng tín dụng thì hợp đồng bảo đảm cũng sẽ không bị chấm dứt. Mặc dù có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng trong một số trường hợp các thỏa thuận mà này vẫn mang tính độc lập tương đối.
3. Những tài sản được sử dụng để làm bảo đảm trong hợp đồng tín dụng:
– Hiện nay, điều kiện để tài sản bảo đảm đã được quy định cụ thể tại Điều 29 năm của Bộ luật Dân năm 2015 theo đó tài sản bảo đảm bắt buộc phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm, trừ trường hợp tiến hành cầm giữ tài sản bảo lưu quyền sở hữu;
– Tài sản bảo đảm hoàn toàn có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được trên thực tế. Việc mô tả tài sản đảm bảo hiện nay đã được ghi nhận tại Điều 9 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thông thường, do các bên thỏa thuận nhưng trong trường hợp nếu bất động sản hoặc động sản phải tiến hành đăng ký thì thông tin của bản mô tả phải phù hợp với thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy đăng ký quyền sở hữu.
– Hiện nay pháp luật cũng cho phép tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc đối với những tài sản hình thành trong tương lai cũng có thể thực hiện việc bảo đảm khi ký kết hợp đồng tín chấp.
Tài sản hiện có có thể được hiểu là những loại tài sản đã được hình thành và các bên đã xác lập được quyền sở hữu quyền khác với tài sản đó trước hoặc tại thời điểm khác bên tiến hành thực hiện nghĩa vụ bảo đảm; Còn đối với tài sản hình thành trong tương lai được xác định là loại tài sản chưa được hình thành hoặc đã hình thành nhưng chưa được xác lập quyền sở hữu đối với thời điểm thực hiện bảo đảm và quyền sở hữu được xác lập sau khi đã thực hiện bảo đảm.
Lưu ý rằng: Giá trị của tài sản bảo đảm hoàn toàn có thể lớn hơn hoặc bằng nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Dân sự năm 2015