Theo quy định của pháp luật, khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động sẽ phải ký hợp đồng lao động với người lao động đó. Vậy có được giao kết hợp đồng lao động giúp việc bằng miệng hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được giao kết hợp đồng lao động giúp việc bằng miệng?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 161 và Điều 162 của
– Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản theo quy định của pháp luật;
– Hợp đồng lao động được giao kết thông qua các phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu;
– Các bên có thể thỏa thuận với nhau để giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 162 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hợp đồng lao động đối với người lao động là người giúp việc trong gia đình. Theo đó, người lao động là người giúp việc trong gia đình sẽ xác lập hợp đồng lao động như sau:
– Người sử dụng lao động bắt buộc phải tiến hành thủ tục giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động là người giúp việc trong gia đình;
– Thời hạn của hợp đồng lao động được giao kết giữa người sử dụng lao động và người giúp việc trong gia đình sẽ do hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào tuy nhiên cần phải tuân thủ nghĩa vụ báo trước, đó là cần phải báo trước cho bên còn lại trong khoảng thời gian ít nhất 15 ngày;
– Hai bên có thể thỏa thuận với nhau trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương cho người giúp việc, kỳ hạn trả lương cho người giúp việc trong gia đình, thời gian làm việc hằng ngày của người giúp việc và chỗ ăn, chỗ ở của người lao động.
Theo đó thì có thể nói, pháp luật hiện nay bắt buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động là người giúp việc trong gia đình. Hay nói cách khác, không được giao kết hợp đồng lao động giúp việc bằng miệng. Việc giao kết hợp đồng lao động giúp việc bằng miệng sẽ không có giá trị pháp lý.
2. Mức xử phạt hành vi giao kết hợp đồng lao động giúp việc bằng miệng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lao động là người giúp việc trong gia đình. Cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động là người giúp việc trong gia đình;
+ Không trả tiền tàu xe đi đường khi người lao động là người giúp việc trong gia đình thôi việc để trở về nơi cư trú, ngoại trừ các trường hợp người lao động là người giúp việc trong gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn về việc sử dụng người lao động, và có hành vi chấm dứt việc sử dụng người lao động là người giúp việc trong gia đình theo quy định của pháp luật;
+ Đã bị xử phạt cảnh cáo đối với các hành vi theo như phân tích nêu trên (không tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động là người giúp việc trong gia đình; hoặc không trả tiền tàu xe đi đường khi người lao động là người giúp việc trong gia đình thôi việc để trở về nơi cư trú), tuy nhiên vẫn tiếp tục vi phạm.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng là người sử dụng lao động thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người lao động là người giúp việc trong gia đình trái quy định của pháp luật;
+ Có hành vi không trả lương cho người lao động là người giúp việc trong gia đình, không trả cho người lao động là người giúp việc trong gia đình các khoản tiền liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục dưới bất kỳ hình thức nào, dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc trong gia đình, tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là: Bắt buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động là người giúp việc trong gia đình.
Theo đó thì có thể nói, hành vi giao kết hợp đồng lao động giúp việc bằng miệng có thể sẽ bị phạt cảnh cáo. Nếu như đã phát cảnh cáo đối với hành vi này nhưng vẫn tiếp tục vi phạm thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình thức khắc phục hậu quả đó là bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động là người giúp việc trong gia đình.
3. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình:
Căn cứ theo quy định tại Điều 163 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động là người giúp việc trong gia đình. Theo đó, nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp này bao gồm:
– Thực hiện đầy đủ các thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động với người giúp việc trong gia đình;
– Trả cho người giúp việc trong gia đình các khoản tiền liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động có thể chủ động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
– Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc trong gia đình;
– Bố trí chỗ ăn ở, vệ sinh phù hợp cho người giúp việc trong gia đình nếu như các bên có thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
– Tạo mọi điều kiện và tạo mọi cơ hội thuận lợi cho người giúp việc trong gia đình được tham gia học hỏi văn hóa, giáo dục nghề nghiệp;
– Chi trả các khoản tiền liên quan đến tàu xe đi đường khi người giúp việc trong gia đình có hành vi thôi việc để trở về nơi cư trú, ngoại trừ trường hợp người giúp việc trong gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Theo đó thì có thể nói, người sử dụng lao động cần phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ nêu trên đối với người lao động là người giúp việc trong gia đình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.