Chủ tịch công đoàn là người đứng đầu Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, xây dựng mối quan hệ giữa Chủ tịch công đoàn cơ sở với cấp ủy Đảng. Vậy mẫu đơn xin từ chức, xin thôi chức vụ chủ tịch Công đoàn được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn xin từ chức, xin thôi chức vụ chủ tịch Công đoàn:
- 2 2. Những căn cứ xem xét việc từ chức sau khi nộp đơn xin từ chức, xin thôi chức vụ chủ tịch Công đoàn:
- 3 3. Quy trình xem xét từ chức sau khi nộp đơn xin từ chức, xin thôi chức vụ chủ tịch Công đoàn:
- 4 4. Chủ tịch công đoàn có thể quay lại làm việc sau khi có quyết định cho từ chức không?
1. Mẫu đơn xin từ chức , xin thôi chức vụ chủ tịch Công đoàn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…..ngày….tháng….năm….
ĐƠN XIN TỪ CHỨC
Căn cứ:
– Luật Công đoàn năm 2012;
– Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
Kính gửi: Ban chấp hành liên đoàn….
Tên tôi là:….
Sinh ngày, tháng, năm:….
Số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu:…..cấp ngày…..tại….
Công tác tại:….
Chức vụ: Chủ tịch công đoàn.
Tôi xin trình với quý cơ quan nội dung sau đây:….(lưu ý ở phần này, người viết đơn phải trình bày rõ ràng, cụ thể về lý do xin thôi chức vụ chủ tịch công đoàn, ví dụ, vì vấn đề sức khỏe mà không thể giữ chức vụ chủ tịch công đoàn, cụ thể như sau:
Hiện tại tôi đang giữ chức vụ chủ tịch công đoàn của……nhưng vì lý do sức khỏe nên tôi phải tiến hành chữa bệnh trong một thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Tránh ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, vì thể tôi xin phép được thôi giữ chức vụ Chủ tịch công đoàn).
Kính đề nghị quý cơ quan xem xét đề nghị.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
2. Những căn cứ xem xét việc từ chức sau khi nộp đơn xin từ chức, xin thôi chức vụ chủ tịch Công đoàn:
Tại Điều 6 của Quy định 41-QĐ/TW 2021 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ quy định về căn cứ xem xét từ chức đối với cán bộ xin từ chức, Điều này quy định việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức được căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
– Do bị hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ về uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
– Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra các sai phạm nghiêm trọng.
– Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo đúng quy định.
– Vì các lý do chính đáng khác của cá nhân.
Thêm nữa, tại Điều 7 của Quy định 41-QĐ/TW 2021 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ cũng có quy định về căn cứ xem xét việc miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu, Điều này quy định việc xem xét miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu khi mà cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra vấn đề về tham nhũng, tiêu cực; căn cứ vào một trong những trường hợp sau:
– Miễn nhiệm đối với người đứng đầu khi để cho cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách của mình hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra vấn đề về tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.
– Người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn đã được giao để dung túng, bao che, để tiếp tay cho việc tham nhũng, tiêu cực thì tuỳ tính chất, mức độ sai phạm để xem xét cho từ chức.
– Cho từ chức đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách của mình hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra về vấn đề tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.
Theo các quy định trên thì có thể khẳng định được rằng những căn cứ xem xét việc từ chức của chủ tịch công đoàn sau khi nộp đơn xin từ chức, xin thôi chức vụ chủ tịch Công đoàn bao gồm các căn cứ sau:
– Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành các chức trách, nhiệm vụ được giao của chủ tịch công đoàn
– Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra các sai phạm nghiêm trọng.
– Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo đúng quy định.
– Vì lý do chính đáng khác của chủ tịch công đoàn.
– Chủ tịch công đoàn lợi dụng về chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực
– Chủ tịch công đoàn để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách của mình hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.
3. Quy trình xem xét từ chức sau khi nộp đơn xin từ chức, xin thôi chức vụ chủ tịch Công đoàn:
Điều 8 của Quy định 41-QĐ/TW 2021 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ quy định về quy trình xem xét miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, Điều này quy định về quy trình xem xét miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ như sau:
– Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức thì chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu của cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ phải có trách nhiệm trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong thời gian là 10 ngày làm việc; trường hợp cần thiết vì các lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
– Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan thực hiện đúng quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy chế hoạt động của từng tổ chức.
Theo đó, quy trình xem xét từ chức sau khi chủ tịch công đoàn nộp đơn xin từ chức, xin thôi chức vụ chủ tịch Công đoàn như sau:
– Đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về vấn đề từ chức của chủ tịch công đoàn: khi có đủ căn cứ từ chức của chủ tịch công đoàn đã nêu ở mục trên thì chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc, cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo phải có trách nhiệm trao đổi với người đang giữ chức chủ tịch công đoàn và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về vấn đề từ chức của chủ tịch công đoàn.
– Xem xét, quyết định việc cho chủ tịch công đoàn từ chức: Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho chủ tịch công đoàn từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc; trong trường hợp cần thiết vì các lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
– Thực hiện quyết định cho chủ tịch công đoàn từ chức: Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền về quyết định cho chủ tịch công đoàn từ chức, các cơ quan có liên quan thực hiện đúng quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy chế hoạt động của từng tổ chức.
4. Chủ tịch công đoàn có thể quay lại làm việc sau khi có quyết định cho từ chức không?
Điều 10 của Quy định 41-QĐ/TW 2021 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ quy định về việc bố trí công tác đối với cán bộ sau khi từ chức, Điều này quy định việc bố trí công tác đối với cán bộ sau khi từ chức như sau:
– Cán bộ sau khi từ chức nếu có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền sẽ có thể căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét, bố trí công tác phù hợp với những yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
– Cán bộ đã từ chức và bố trí công tác khác, nếu được cấp có thẩm quyền đánh giá tốt, bảo đảm được các tiêu chuẩn, điều kiện và khắc phục được những yếu kém, sai phạm, khuyết điểm thì sẽ có thể được xem xét để quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định.
Như vậy, Chủ tịch công đoàn sau khi từ chức nếu như có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền có thể căn cứ vào năng lực, căn cứ vào đạo đức, kinh nghiệm để xem xét, bố trí công tác phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quy định 41-QĐ/TW 2021 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.