Trong một số trường hợp, chủ thể trong các giao dịch dân sự thường đặt ra vấn đề đại diện để ký các loại hợp đồng. Dưới đây là quy định của pháp luật về đại diện ký hợp đồng bảo đảm mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Quy định về đại điện ký hợp đồng bảo đảm mới nhất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 99/2022/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có quy định về người yêu cầu ký hợp đồng bảo đảm, người yêu cầu cung cấp thông tin trong hợp đồng bảo đảm. Cụ thể như sau:
– Người yêu cầu đăng ký sẽ bao gồm các bên, trong đó có bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm theo quy định của pháp luật, quản tài viên đáp ứng đầy đủ điều kiện để tham gia vào hợp đồng bảo đảm, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký;
– Người yêu cầu đăng ký trong trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm các chủ thể như phân tích nêu trên, bên nhận bảo đảm mới trong trường hợp có sự thay đổi về bên nhận bảo đảm, bên kế thừa trong trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm được xác định là pháp nhân được tổ chức lại theo quy định của pháp luật, bên bảo đảm mới trong trường hợp có sự thay đổi bên bảo đảm bảo có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận bảo đảm, trừ trường hợp bên bảo đảm mới được xác định là người thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc là những chủ thể khác được quyền tiến hành hoạt động xác lập quyền theo quy định của pháp luật;
– Người yêu cầu đăng ký trong trường hợp thực hiện thủ tục xóa đăng ký bao gồm tất cả những chủ thể theo như phân tích nêu trên, người nhận chuyển nhượng hợp pháp tài sản bảo đảm được xác định là quyền sử dụng đất, quyền sử dụng các khu vực biển, nhận chuyển giao hợp pháp đối với quyền sở hữu tài sản bảo đảm khác, tuy nhiên không trở thành bên bảo đảm mới trên thực tế, cơ quan thi hành án dân sự, những chủ thể được xác định là chấp hành viên đáp ứng đầy đủ điều kiện pháp luật, cơ quan khác có thẩm quyền và người khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người nhận chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm trên thực tế hoặc các cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền chỉ yêu cầu rút một hoặc một số tài sản bảo đảm để thực hiện hoạt động xóa đăng ký đối với các loại tài sản đó, thì sẽ được xác định là người yêu cầu đăng ký trong trường hợp có đăng ký thay đổi;
– Đăng ký cầm cố tài sản, đăng ký đặt cọc tài sản, ký cược tài sản hoặc ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật trong trường hợp pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có quy định riêng, hoặc trong trường hợp các bên có thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng bảo đảm, thì người yêu cầu đăng ký sẽ được xác định là bên nhận bảo đảm, trừ trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm có sự thỏa thuận khác;
– Người yêu cầu đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm theo quy định sẽ được xác nhận là bên nhận bảo đảm trên thực tế;
– Người yêu cầu cung cấp thông tin bao gồm người yêu cầu đăng ký, các cơ quan tổ chức và cá nhân khác có nhu cầu nắm bắt thông tin về các biện pháp bảo đảm;
– Người yêu cầu đăng ký, người yêu cầu cung cấp thông tin theo như phân tích nêu trên hoàn toàn có thể tự mình thực hiện việc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, thực hiện việc yêu cầu cung cấp thông tin, hoặc có thể thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp. Trong trường hợp được thực hiện thông qua người đại diện thì văn bản có nội dung về đại diện sẽ được xác định là các loại tài liệu kèm theo hồ sơ đăng ký, hồ sơ cung cấp thông tin;
– Trong trường hợp chi nhánh của pháp nhân, phòng giao dịch của pháp nhân là các tổ chức tín dụng được pháp nhân giao nhiệm vụ thực hiện chức năng về yêu cầu đăng ký, yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến điều lệ và quy chế hoạt động, theo ủy quyền, theo chỉ định của người đại diện hợp pháp của pháp nhân, thì chi nhánh này sẽ được xác định là người đứng tên người yêu cầu đăng ký, người yêu cầu cung cấp thông tin được ghi trong Phiếu yêu cầu đăng ký vào phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Như vậy có thể nói, hoàn toàn có thể thông qua người đại diện để ký kết các hợp đồng bảo đảm.
2. Những lưu ý khi đại điện ký hợp đồng bảo đảm:
Trong trường hợp đại diện ký hợp đồng bảo đảm thì cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
– Theo quy định của pháp luật về dân sự thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ được xác định là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách là người yêu cầu trong quá trình giải quyết việc dân sự tại cơ quan có thẩm quyền. Theo đó thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoàn toàn có thẩm quyền ký các hợp đồng giao dịch, trong đó có hợp đồng bảo đảm, hoặc có thể ủy quyền cho người khác thay mình ký kết các hợp đồng giao dịch, văn bản ủy quyền cần phải thể hiện rõ phạm vi và đối tượng được ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật;
– Người người đại diện ký hợp đồng bảo đảm phải nhân danh và vì lợi ích của bên được đại diện, nếu như thuộc trường hợp bắt buộc phải có quyết định hoặc thông qua của hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị nhưng chưa có quyết định đó mà người đại diện đã tiến hành ký kết hợp đồng thì sẽ dẫn đến trường hợp đó là hợp đồng vô hiệu;
– Để phòng ngừa rủi ro về pháp lý trong quá trình ký kết hợp đồng thì cần phải được lập thành văn bản trong hoạt động đại diện, ủy quyền để có thể đảm bảo rõ ràng về nội dung, phạm vi, thẩm quyền ký kết hợp đồng, đặc biệt là đảm bảo người ký kết hợp đồng đó là người đầy đủ thẩm quyền ký kết.
3. Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu đăng ký, người yêu cầu cung cấp thông tin trong hợp đồng đảm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 99/2022/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có quy định về quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu đăng ký, người yêu cầu cung cấp thông tin. Cụ thể như sau:
– Quyền của người yêu cầu đăng ký và người yêu cầu cung cấp thông tin bao gồm: Nhận kết quả đăng ký, nhận kết quả cung cấp thông tin, tiến hành hoạt động kiểm tra đối chiếu và đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi có các khó khăn thắc mắc, đề nghị cơ quan đăng ký trả lời bằng văn bản về vấn đề từ chối đăng ký hoặc từ chối cung cấp thông tin, yêu cầu cơ quan đăng ký thực hiện thủ tục trình lý thông tin khi có nội dung sai sót xuất phát từ lỗi của cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin khi có sai sót của cơ quan có thẩm quyền, sử dụng kết quả đăng ký vào kết quả cung cấp thông tin để thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình, miễn nộp phí vào thanh toán giá dịch vụ theo quy định của pháp luật, khiếu nại hoặc tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế;
– Nghĩa vụ của người yêu cầu đăng ký và người yêu cầu cung cấp thông tin bao gồm: Kê khai và cung cấp trung thực đầy đủ tất cả các loại giấy tờ trong hồ sơ đăng ký, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình, chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi gây ra thiệt hại trên thực tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 99/2022/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm.