Hiện nay, tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng giống cây trồng đang được áp dụng theo Mẫu số 18 tiểu mục 6 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 4953/QĐ-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mục lục bài viết
1. Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng giống cây trồng:
Chuyển nhượng giống cây trồng được xem là việc chủ của văn bằng bảo hộ cho phép người khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của mình. Hiện nay, mẫu tờ khai đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng đang được áp dụng theo Mẫu số 18 tiểu mục 6 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 4953/QĐ-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính ban hành mới, thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: …
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký
Địa chỉ: …
Mã số doanh nghiệp/số quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): …
Điện thoại: …
E-mail: …
2. Đại diện (Trường hợp người đăng ký chuyển nhượng nộp đơn qua đại diện):
Tên tổ chức/cá nhân: …
Địa chỉ: …
Mã số doanh nghiệp/số quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): …
Điện thoại: …
E-mail: …
3. Thông tin bên chuyển nhượng
Tên tổ chức/cá nhân: ….
Địa chỉ: …
Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): …
Điện thoại: .…
E-mail: …
4. Thông tin bên nhận chuyển nhượng
Tên tổ chức/cá nhân: ….
Địa chỉ: …
Mã số doanh nghiệp/số quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): …
Điện thoại: …
E-mail: …
5. Thông tin giống cây trồng được chuyển nhượng:
Tên loài: …
Tên giống: …
Số Bằng: …
Chủ sở hữu: …
6. Cam kết
(Tổ chức, cá nhân) …. cam đoan mọi thông tin trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| Khai tại: … ngày … tháng … năm … Tổ chức/Cá nhân đăng ký/Đại diện (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có) |
2. Nội dung cơ bản trong tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng giống cây trồng:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 194 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về hoạt động chuyển nhượng giống cây trồng. Cụ thể như sau:
– Chuyển nhượng giống cây trồng được xem là việc chủ sở hữu của văn bằng bảo hộ giống cây trồng tiến hành thủ tục chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Theo đó, bên nhận chuyển nhượng giống cây trồng sẽ trở thành chủ của văn bằng bảo hộ giống cây trồng được tính kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng giống cây trồng thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với giống cây trồng, thực hiện theo thủ tục do pháp luật quy định;
– Trong trường hợp quyền đối với giống cây trồng được xác định là đồng sở hữu, thì việc chuyển nhượng giống cây trồng cho người khác sẽ cần phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu đó;
– Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng cũng sẽ phải được thực hiện dưới hình thức lập hợp đồng bằng văn bản;
– Quá trình chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng tạo ra từ ngân sách nhà nước sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Theo đó thì có thể nói, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được xem là việc chủ sở hữu của văn bằng bảo hộ giống cây trồng tiến hành thủ tục chuyển giao toàn bộ quyền của mình đối giống cây trồng cho bên nhận chuyển nhượng. Theo đó, bên nhận chuyển nhượng sẽ trở thành chủ sở hữu của văn bằng bảo hộ giống cây trồng được tính kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng giống cây trồng thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng giống cây trồng sẽ bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
– Tên và địa chỉ của bên chuyển nhượng giống cây trồng, tên và địa chỉ đầy đủ của bên nhận chuyển nhượng giống cây trồng;
– Căn cứ thực hiện thủ tục chuyển giao quyền sử dụng, phạm vi chuyển giao, giới hạn chuyển quyền sử dụng giống cây trồng, giới hạn lãnh thổ;
– Giá chuyển nhượng giống cây trồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ chuyển nhượng;
– Trách nhiệm và cam kết của các bên;
– Thông tin cơ bản của giống cây trồng được chuyển nhượng;
– Lời cam kết của các bên, trong đó các bên cần phải cam kết tất cả lời khai của mình là trung thực và đúng sự thật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.
3. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng giống cây trồng:
Tại Điều 19 của Nghị định 79/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng, có quy định về đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ. Như sau:
– Sau khi thực hiện hoạt động giao kết hợp đồng chuyển nhượng đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật, cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký chuyển nhượng giống cây trồng để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng giống cây trồng sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản sau:
+ Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng giống cây trồng căn cứ theo Mẫu số 18 ban hành kèm theo Quyết định 4953/QĐ-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính ban hành mới, thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu giống cây trồng, nội dung trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu giống cây trồng phải được thể hiện bằng tiếng việt hoặc phải được dịch ra tiếng việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc có dấu giáp lai theo quy định của pháp luật;
+ Bằng bảo hộ giống cây trồng được chuyển nhượng trong tờ khai đăng ký được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
+ Văn bản đồng ý của đồng sở hữu đối với giống cây trồng trong trường hợp giống cây trồng đó thuộc sở hữu chung.
– Trong khoảng thời hạn 30 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ hợp lệ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ ra thông báo bằng văn bản về việc chuyển nhượng quyền sở hữu văn bằng bảo hộ giống cây trồng, trong đó ghi nhận bên nhận chuyển nhượng được xác định là chủ sở hữu bằng bảo hộ giống cây trồng, sau đó cập nhật vào sổ đăng ký quốc gia, cấp bằng bảo hộ giống cây trồng theo thông tin được ghi nhận trong tờ khai, đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngược lại, trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ trả lời bằng văn bản cho các tổ chức và cá nhân, trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Quyết định 4953/QĐ-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính ban hành mới, thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Nghị định 79/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.