Hợp đồng lao động và hợp đồng cộng tác viên được ký kết khi có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí với nhau nhưng vẫn có những điểm khác biệt. Vậy, Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng cộng tác viên thông qua nội dung nào?
Mục lục bài viết
1. Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng cộng tác viên:
Hiện nay, mặc dù tên gọi có sự khác nhau giữa
– Thứ nhất, về bản chất pháp lý:
Hợp đồng lao động được sử dụng trong thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động khi người lao động làm việc được trả công và tiền lương cũng như đảm bảo điều kiện lao động và quyền nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Thông thường khi nhận người lao động vào làm việc thì các bên phải tiến hành ký kết giao kết hợp đồng trước.
Còn hợp đồng cộng tác viên được hiểu là một hình thức của hợp đồng dịch vụ và hợp đồng cộng tác viên được ký kết thông qua sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, một bên cung ứng dịch vụ, thực hiện công việc trong bên sử dụng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền dịch vụ cho viên cung ứng.
– Thứ hai, về hình thức của hợp đồng:
Hợp đồng lao động bắt buộc phải tiến hành giao kết bằng văn bản và được lập thành hai bản bên sử dụng lao động sẽ giúp một bản và người lao động giữ một bản. Hiện nay, hợp đồng lao động hoàn toàn có thể ký kết bằng văn bản trực tiếp hoặc thông qua phương tiện điện tử đều có giá trị như nhau;
Đối với hợp đồng cộng tác viên thì không hề có quy định cụ thể về hình thức bắt buộc khi tiến hành giao kết. Vì vậy, cá nhân hoàn toàn có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể;
– Thứ ba, đối với nội dung được ghi nhận trong hợp đồng: Nội dung trong hợp đồng là một trong những nội dung dễ dàng phân biệt đối với hai loại hợp đồng này.
Theo đó đối với hợp đồng lao động thì cần phải đảm bảo nội dung như các thông tin về tên, địa chỉ của người sử dụng lao động; họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động; Trong hợp đồng này cũng phải ghi nhận các thông tin cá nhân của người lao động như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
+ Những nội dung liên quan đến công việc và địa điểm tiến hành làm việc thời hạn của hợp đồng lao động;
+ Hiện nay mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác cũng là một trong những nội dung quan trọng sẽ được ghi nhận trong hợp đồng này;
+ Trong suốt quá trình tham gia làm việc chế độ nâng lương cũng là một trong những quy định quan trọng;
+ Để bảo được quyền lợi và tuân thủ theo đúng quy định thì thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hoặc khi tham gia lao động được trang bị bảo hộ cũng sẽ được ghi nhận;
+ Cá nhân ký hợp đồng lao động một cách hợp pháp nên phải đảm bảo những chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải được thực hiện;
+ Một số trường hợp có thể tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để phục vụ cho quá trình làm việc đối với người sử dụng lao động. Trong trường hợp khi kết hợp đồng cộng tác viên thì không có quy định nào bắt buộc phải đảm bảo những nội dung cụ thể. Chính vì vậy, các cá nhân có thể tiến hành thỏa thuận tự do về công việc, lợi ích khi ký kết miễn sao nội dung không trái với quy định pháp luật;
– Thứ tư, liên quan đến thời hạn hợp đồng:
Trong hợp đồng lao động thì sẽ có hai loại hợp đồng cơ bản đó là không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn. Với hợp đồng cộng tác viên thì không quy định cụ thể hay giới hạn thời gian làm việc giữa các bên tùy vào tính chất công việc để xác định ra thời hạn cộng tác viên;
– Thứ năm, liên quan đến vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
Khi tham gia lao động và ký kết hợp đồng lao động thì cá nhân phải tuân thủ việc thông báo về thời gian trước khi chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn để thông báo ít nhất 45 ngày; trong trường hợp hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 đến 36 tháng thông báo ít nhất 30 ngày; thời hạn đối với hợp đồng lao động 12 tháng thì phải thông báo ít nhất 3 ngày làm việc;
Trong hợp đồng cộng tác viên thì không hề có quy định cụ thể về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng giữa các bên, các bên có thể tiến hành chấm dứt đơn phương hợp đồng trong trường hợp công việc không có lợi cho mỗi bên hoặc của một bên có vi phạm. Đồng thời nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng mà ảnh hưởng đến công việc của người thực hiện hoặc người cộng tác viên thì có trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại.
2. Hợp đồng cộng tác viên có bắt buộc phải đóng bảo hiểm không:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội thì những đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đó là trong trường hợp người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn; và trường hợp người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một số công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng; kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật về lao động; bên cạnh đó người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng cũng nằm trong những đối tượng này.
Như vậy cộng tác viên sẽ không có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội nếu những đối tượng này không ký kết hợp đồng lao động và ký hợp đồng dịch vụ. Bên cạnh đó, cần lưu ý những trường hợp nếu ký hợp đồng nhưng không thuộc một trong các trường hợp không cần đóng bảo hiểm thì sẽ không phải thực hiện. Hiện nay, những trường hợp này đó là cá nhân có thời gian làm việc từ 14 ngày trên tháng trở xuống, tiền lương được trả cho nhân viên theo tháng dưới mức lương tối thiểu vùng hoặc tiến hành ký kết hợp đồng lao động dưới một tháng.
3. Khi ký kết hợp đồng cộng tác viên có phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Khấu trừ thuế hiện nay là một trong những việc làm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện để khấu trừ số thuế vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập. Khấu trừ thuế chỉ được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể trong đó phải kể đến việc phát sinh nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công. Theo quy định tại điểm b và i khoản 1 Điều 25 Thông tư
Đối với nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế. Hoạt động khấu trừ thuế phải thực hiện theo biểu thuế lũy tiến từng phần kể cả trường hợp cá nhân khi hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi khác nhau Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn phải thực hiện việc khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần; Bên cạnh đó, việc khấu trừ thuế đó một số trường hợp khác cũng đã được nêu lên ví dụ như các tổ chức cá nhân có trách nhiệm trả tiền công tiền thù lao tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì cũng phải thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Với quy định nêu trên, cộng tác viên khi ký hợp đồng lao động với thời gian dưới 3 tháng và hợp đồng dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu trở lên thì phải tiến hành khấu trừ thuế theo đúng quy định. Mức khấu trừ theo đúng quy định đó là 10% trên thu nhập trước khi trả cho cộng tác viên.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư