Quảng cáo trên kênh truyền hình là một hình thức đưa tin từ đơn vị thuê dịch vụ quảng cáo thông qua các phương tiện truyền hình đến với người tiêu dùng, nhằm mục đích thuyết phục họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Dưới đây là quy định của pháp luật về thời lượng quảng cáo trên các kênh truyền hình cần phải tuân thủ.
Mục lục bài viết
1. Quy định về thời lượng quảng cáo trên kênh truyền hình:
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo năm 2018 có quy định về thời lượng quảng cáo. Theo đó, thời lượng quảng cáo nói chung và khởi động quảng cáo trên kênh truyền hình nói riêng cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Thời lượng quảng cáo được xem là thời gian có thể tiến hành hoạt động phát sóng tất cả các loại sản phẩm quảng cáo trong một căn, trong một chương trình phát thanh, trong một chương trình truyền hình nhất định, thời gian quảng cáo trong tổng số thời gian của một chương trình văn hóa thể thao, thời lượng quảng cáo cũng có thể là thời gian quảng cáo trong một bản ghi âm hoặc ghi hình và các thiết bị công nghệ phương tiện khác.
Theo đó, có thể hiểu thời lượng quảng cáo được xem là thời gian để phục vụ cho hoạt động phát sóng đối với các loại sản phẩm quảng cáo trong một kênh chương trình phát sóng, trên kênh truyền hình, là thời gian quảng cáo trong tổng số thời gian của một chương trình văn hóa thể thao, thời lượng quảng cáo cũng có thể được xác định là thời gian quảng cáo trong một bản ghi âm ghi hình và các thiết bị công nghệ.
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể tại thời điểm quảng cáo trên kênh truyền hình. Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo 2018 có quy định về hoạt động quảng cáo trên báo nói, báo hình. Cụ thể như sau:
– Thời lượng quảng cáo trên báo nói, thời lượng quảng cáo trên báo thì sẽ không được vượt quá 10% tổng số thời lượng chương trình phát sóng trong một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ trường hợp thời lượng quảng cáo trên các kênh truyền hình chuyên quảng cáo, phải có dấu hiệu phân biệt giữa nội dung quảng cáo và các nội dung khác được phát sóng trên kênh truyền hình đó;
– Thời lượng quảng cáo trên các kênh truyền hình có trả tiền sẽ không được vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình phát sóng trong cùng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ trường hợp các kênh truyền hình và chương trình truyền hình chuyên phục vụ cho hoạt động quảng cáo;
– Không được thực hiện hoạt động phát sóng trong một số chương trình sau: Chương trình thời sự, chương trình phát thanh truyền hình trực tiếp về các loại sự kiện đặc biệt, chương trình phát thanh và truyền hình trực tiếp về các ngày lễ kỉ niệm và các ngày lễ lớn của dân tộc;
– Mỗi kênh chương trình phim truyện hiện nay theo quy định của pháp luật sẽ không được ngắt để quảng cáo quá 02 lần, mỗi lần quảng cáo sẽ không được kéo dài quá 05 phút. Mỗi chương trình vui chơi giải trí sẽ không được thực hiện hoạt động ngắt chương trình đó để thực hiện hoạt động quảng cáo quá 04 lần, mỗi lần quảng cáo sẽ không được kéo dài quá 05 phút;
– Khi thể hiện các sản phẩm quảng cáo kèm theo những nội dung thông tin chính bằng hình thức chạy chữ hoặc thể hiện kèm theo nội dung bằng một chuỗi hình ảnh chuyển động trên màn hình quảng cáo, thì sản phẩm quảng cáo cần phải được cải thiện sát phía dưới màn hình, diện tích quảng cáo sẽ không được chiếm quá 10 % chiều cao màn hình và không được làm ảnh hưởng tới nội dung chính của chương trình đó. Quảng cáo bằng hình thức này thì sẽ không được tính vào thời lượng quảng cáo của báo hình.
Theo đó thì có thể nói, thời lượng quảng cáo trên các kênh truyền hình có trả tiền hiện nay sẽ không được vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình phát sóng trong cùng một ngày của một tổ chức phát sóng, ngoại trừ các kênh truyền hình và các chương trình truyền hình chuyên phục vụ cho hoạt động quảng cáo.
2. Xử phạt hành vi vi phạm về thời lượng quảng cáo trên kênh truyền hình:
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (sau được sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ), có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quảng cáo trên báo nói, báo hình. Theo đó, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Quảng cáo vượt quá thời lượng theo quy định của pháp luật, tức là vượt quá 10% trên tổng số thời lượng chương trình phát sóng trong cùng một ngày của các tổ chức phát sóng không phải là kênh truyền quảng cáo, không phải là các chương trình trên quảng cáo;
– Quảng cáo trong các chương trình thời sự trái quy định của pháp luật;
– Quảng cáo trong các chương trình phát thanh truyền hình trực tiếp về các sự kiện đặc biệt của dân tộc, hoặc các ngày lễ kỉ niệm của dân tộc;
– Quảng cáo quá 02 lần trong một chương trình phim truyện được phát thanh trên đài truyền hình;
– Quảng cáo qua 04 lần trong một chương trình vui chơi/giải trí được phát thanh trên đài truyền hình;
– Quảng cáo quá mỗi lần 05 phút trong các chương trình phim truyện, quảng cáo trong các chương trình vui chơi/giải trí được phát thanh trên đài truyền hình;
– Quảng cáo trên các phương tiện truyền hình, quảng cáo trên các kênh truyền hình quá 5% tổng số thời lượng chương trình phát sóng trong cùng một ngày của một tổ chức phát sóng không phải là kênh chuyên quảng cáo hoặc chương trình chuyên quảng cáo;
– Chiếu toàn bộ nội dung phim để thực hiện hoạt động quảng cáo khi chưa được sự đồng ý và chưa có giấy phép phổ biến phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc chưa có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài phát thanh truyền hình.
Theo đó thì có thể nói, cần phải tuân thủ quy định của pháp luật về thời lượng quảng cáo nói chung và thời lượng quảng cáo trên kênh truyền hình nói riêng. Hành vi vi phạm về thời lượng quảng cáo trên kênh truyền hình có thể bị phạt tiền tối đa lên đến 100.000.000 đồng. Tuy nhiên, hành vi này là mức áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trong trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm thì sẽ bị phạt tiền gấp hai lần cá nhân, tức là tối đa sẽ lên đến 200.000.000 đồng.
3. Những kênh chương trình nào không được phát sóng quảng cáo?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo năm 2018 có quy định về các kênh chương trình không được phát sóng quảng cáo. Theo đó, không được phát sóng quảng cáo trong những chương trình sau:
– Chương trình thời sự;
– Chương trình phát thanh truyền hình trực tiếp về các sự kiện đặc biệt của dân tộc;
– Chương trình phát thanh truyền hình trực tiếp về các ngày lễ kỉ niệm, các ngày lễ lớn của dân tộc.
Bên cạnh đó, cũng căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo năm 2018 có quy định, các cơ quan báo nói, cơ quan bảo hình khi có nhu cầu ra kênh chuyên quảng cáo, có nhu cầu sản xuất chương trình trên quảng cáo thì cần phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước về báo chí. Thành phần hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép ra kênh chuyên quảng cáo, chương trình chuyên quảng cáo sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau: Đơn đề nghị cấp giấy phép ra canh hoặc chương trình chuyên quảng cáo theo mẫu do pháp luật quy định, ý kiến của cơ quan chủ quản, bản sao có chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền về giấy phép hoạt động báo chí. Trong trường hợp cơ quan báo chí có nhu cầu thay đổi nội dung trong giấy phép thì cần phải gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung và phép đến các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
Trong thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí sẽ tiến hành hoạt động xem xét cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo cho cơ quan báo chí. Trong trường hợp không cấp thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng. Trong thời gian 07 ngày được tính kể từ ngày cấp giấy phép ra kênh, chương trình quảng cáo, cơ quan cấp giấy phép ra cần phải gửi bản sao của giấy phép đó đến cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo và cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan báo chí đặt trụ sở chính để tiến hành hoạt động phối hợp trong công tác quản lý.
Như vậy có thể nói, sẽ không được thực hiện hoạt động phát sóng chương trình quảng cáo trong một số chương trình sau: Chương trình thời sự, các chương trình phát thanh truyền hình trực tiếp về sự kiện chính trị đặc biệt của dân tộc, các chương trình phát thanh truyền hình trực tiếp về kỉ niệm trong các ngày lễ lớn của dân tộc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH 2018 Luật Quảng cáo;
– Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
– Nghị định 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.