Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho. Vậy một số bất cập trong hợp đồng tặng cho tài sản hiện nay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bất cập trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ khi tranh chấp hợp đồng tặng cho tài sản:
Khi giải quyết tranh chấp về vấn đề tặng cho tài sản có điều kiện thì Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh điều kiện ghi hoặc là không được ghi rõ trong hợp đồng tặng cho là rất khó khăn, phức tạp. Bởi lẽ, vì có nhiều nguyên nhân khác nhau mà điều kiện tặng cho thường sẽ được các bên lập thành một
2. Bất cập trong việc bên được tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho trong hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện:
Trường hợp bên được tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho do có sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi cố ý của bên tặng cho. Tại Điều 462 của Bộ luật Dân sự mới chỉ ghi nhận việc bên được tặng cho không thực hiện về điều kiện thì bên tặng cho được quyền đòi lại tài sản tặng cho. Trong trường hợp bên được tặng cho có đủ về khả năng để thực hiện điều kiện nhưng lại cố tình không thực hiện, trường hợp này thì bên tặng cho hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản tặng cho. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là trong trường hợp bên được tặng cho không thực hiện được các điều kiện nhưng không phải do lỗi của bên được tặng cho mà là do sự kiện bất khả kháng hoặc lỗi cố ý của bên tặng cho thì khi đó bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản tặng cho hay là không? Đây là một vấn đề mà Điều 462 của Bộ luật Dân sự chưa có quy định, nên thực tiễn xét xử có nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể như sau:
– Một là, sự kiện bất khả kháng nằm ngoài khả năng dự liệu của cả hai bên là bên tặng cho và bên được tặng cho và nguyên nhân chính mà dẫn đến việc bên được tặng cho không thực hiện được các điều kiện mà các bên đã cam kết với nhau. Điều 462 của Bộ luật Dân sự chưa đề cập trường hợp ngoại lệ nào về việc bên được tặng cho không thực hiện các điều kiện tặng cho thì bên tặng cho có quyền đòi lại những tài sản mà không cần phải tìm hiểu, xem xét về các lý do dẫn đến việc bên được tặng cho không thực hiện điều kiện. Đối chiếu theo khoản 2 Điều 351 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp mà bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng những nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Có thể hiểu, sự kiện bất khả kháng chính là căn cứ để loại trừ về trách nhiệm cho bên được tặng cho. Áp dụng về quy định này để giải thích cho trường hợp bên được tặng cho không thực hiện được những điều kiện tặng cho do sự kiện bất khả kháng thì bên tặng cho sẽ không có quyền đòi lại tài sản tặng cho. Do đó, hậu quả pháp lý khi thực hiện giải quyết việc bên được tặng cho không thực hiện những điều kiện tặng cho do sự kiện bất khả kháng hợp lý hơn bởi vì không thể giải quyết hậu quả giống nhau trong trường hợp bên được tặng cho cố ý không thực hiện những điều kiện và trường hợp bên được tặng cho không thể thực hiện những được điều kiện do có sự kiện bất khả kháng.
– Hai là, trường hợp bên được tặng cho không thực hiện những điều kiện do lỗi cố ý của bên tặng cho. Những điều kiện mà bên được tặng cho cam kết và việc thực hiện những điều kiện này phụ thuộc vào sự hợp tác của bên tặng cho thì sẽ có thể xảy trường hợp sau khi thực hiện giao kết hợp đồng tặng cho có điều kiện, bên tặng cho lại không muốn tặng cho tài sản nữa nên cố tình gây ra khó khăn cho bên được tặng cho trong việc thực hiện các điều kiện. Để giải quyết vấn đề này thì tại khoản 3 Điều 351 của Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã dự liệu rằng bên có nghĩa vụ không phải chịu về trách nhiệm dân sự nếu như chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của chính bên có quyền. Nếu như bên tặng cho đưa ra điều kiện mà việc thực hiện hay không thực hiện điều kiện này sẽ hoàn toàn do bên tặng cho quyết định thì bên được tặng cho nhận được tài sản hay là không phụ thuộc vào sự hợp tác, ý chí của bên tặng cho.
3. Bất cập trong nôi dung hợp đồng tặng cho có điều kiện:
Nội dung hợp đồng tặng cho có điều kiện ghi nhận về điều kiện “không được bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp” và điều kiện tặng cho ở trong hợp đồng tặng cho không ghi rõ ràng, cụ thể như sau:
Một là, về nội dung hợp đồng tặng cho có điều kiện có ghi nhận “Không được bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp”. Trong thực tiễn giải quyết những tranh chấp hợp đồng tặng cho có điều kiện, mà điều kiện trong hợp đồng là “Không được bán” được Toà án chấp nhận là một điều kiện phù hợp, không vi phạm điều cấm của luật. Cụ thể, ở trong vụ việc giữa ông L (con) và ông T và bà H (cha mẹ) có lập một hợp đồng tặng cho nhà ông P, ở trong hợp đồng có nêu rõ về điều kiện “Bên nhận tặng cho không được bán, không được tặng cho căn nhà lại cho người khác, chỉ được làm nơi ở và nơi thờ cúng tổ tiên”. Toà án đã xác định rằng “Đây là hợp đồng tặng cho có điều kiện theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 470 của BLDS năm 1995 (nay là khoản 1 Điều 462 của BLDS năm 2015)”. Toà án không cho rằng thoả thuận của các bên về các điều kiện là vi phạm các điều cấm, theo nhận định của Toà án “Ông P không vi phạm các điều kiện của hợp đồng tặng cho ngày 22/3/1999. Do đó nên ông L yêu cầu huỷ hợp đồng tặng cho ngày 22/3/1999 và hợp đồng tặng cho vào ngày 28/4/2003 của ông L là không có cơ sở chấp nhận”. Cũng theo Toà án cấp phúc thẩm thì “Ông L yêu cầu được vào ở căn nhà của cha mẹ với lý do là ông khó khăn, phải thuê nhà để ở, còn căn nhà của cha mẹ thì đang bỏ trống và nếu ông không vào ở căn nhà thì cháu của ông sẽ bán mất căn nhà của cha mẹ, là không có cơ sở chấp nhận vì căn nhà đã được chính cha mẹ tặng cho ông P để ở và thờ cúng tổ tiên, cho nên Hội đồng phúc thẩm bác kháng cáo của nguyên đơn và giữ nguyên án sơ thẩm”.
Phán quyết của Toà án trong vụ việc nêu trên đã thể hiện sự tôn trọng điều kiện bên tặng cho đưa ra chính là căn nhà chỉ để ở và thờ cúng tổ tiên, là phù hợp với phong tục tập quán, với truyền thống đạo đức của người Việt Nam từ trước đến nay, hơn nữa là phù hợp với mục đích của hợp đồng tặng chot có điều kiện. Cho nên là bên tặng cho muốn trao quyền sử dụng cho bên được tặng cho, nhưng lại muốn giữ lại thờ cúng là đúng. Hơn nữa, pháp luật dân sự hiện hành cũng đã quy định đối với di sản thờ cúng thì “Trường hợp người thực hiện lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó sẽ không được chia thừa kế. Chính vì vậy, đối với tặng cho tài sản có điều kiện thì thiết nghĩ cũng nên cho phép bên tặng cho được đưa ra các điều kiện này ở trong hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện. Suy cho cùng thì ý chí của bên tặng cho không vi phạm các điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, cho nên điều kiện đưa ra cần được tôn trọng và bảo vệ bởi pháp luật.
Hai là, về điều kiện tặng cho ở trong hợp đồng tặng cho không được ghi rõ ràng, cụ thể. Pháp luật dân sự cho phép, trong trường hợp tặng cho tài sản có điều kiện, sau khi tặng cho thì người tặng cho vẫn được quyền đòi lại tài sản, nếu như bên được tặng cho không thực hiện những điều kiện đó. Pháp luật chỉ quy định những điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện chính là “Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội” mà không nêu ra cụ thể các điều kiện đó là gì. Ở trên thực tế, những điều kiện tặng cho thường là những trách nhiệm của người được tặng cho phải chăm sóc, nuôi dưỡng cho chính người tặng cho. Có thể những điều kiện mà người tặng cho đặt ra đối với người được tặng cho không trái với pháp luật và đạo đức, nhưng về mặt thực tế thì tính khả thi làm cho người được tặng cho không thể thực hiện được. Tuy nhiên, tại Điều 462 của Bộ luật Dân sự cũng chưa có quy định về vấn đề này. Ngoài ra thì pháp luật cũng chưa quy định rõ đã tặng cho thì không được đòi lại tài sản, nhưng cũng bỏ ngỏ về điều kiện để hủy bỏ việc tặng cho.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015.