Hiện nay, sau một thời gian gắn bó thì mỗi người nếu cảm thấy cần thay đổi môi trường phát triển thì có thể chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty cũ theo đúng quy định để có những định hướng mới. Vậy cách ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động phổ biến nhất là gì?
Mục lục bài viết
1. Cách ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động phổ biến nhất:
Theo quy định, Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, theo đó người lao động sẽ thực hiện một công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng và được trả tiền lương. Ngoài ra trong hợp đồng lao động có thể thỏa thuận những nội dung về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động….
Nếu hai bên ký kết một hợp đồng có tên gọi khác nhưng bản chất vẫn là thỏa thuận về việc làm có trả tiền công, tiền lương, và bên làm công việc sẽ chịu sự giám sát của bên còn lại thì vẫn được xem là hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động được tạo lập nhằm múc đích bảo vệ quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động, tạo sự tin tưởng trong công việc giữa hai bên.
Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện chấm dứt về các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động có thể chấm dứt đúng pháp luật hoặc trái pháp luật, có thể đương nhiên chấm dứt, người lao động bị sa thải, hoặc do một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Hiện nay, theo quy định NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải có lý do nhưng phải báo trước một thời hạn thì là nghỉ việc đúng quy định. Không báo trước sẽ vi phạm quy định và được xem là nghỉ việc trái pháp luật. Về thời gian báo trước được quy định cụ thể tại Điều 35 Bộ luật Lao động như sau:
+ Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn thì trước khi chấm dứt HĐLĐ phải báo trước ít nhất 45 ngày.
+ Người lao động làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng phải báo trước ít nhất 30 ngày
+ Người lao động làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng phải báo trước ít nhất 03 ngày
Như vậy, đối với trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng có thể do hết thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc do bị sa thải thì lý do nghỉ việc đã rất rõ ràng. Tuy nhiên trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì ngoài việc báo trước thì người lao động cũng cần ghi lý do hợp lý, chính đáng để bảo đảm sự chuyên nghiệp trong công việc, mặc dù người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần lý do.
Bên cạnh đó có một số trường hợp NLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ ngay mà không cần phải báo trước cụ thể là:
– NLĐ không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc
– NLĐ không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn
– NLĐ bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động
– NLĐ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc
– NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.
Trên đây là những lý do mà người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước. Về việc nghỉ việc đúng theo quy định của pháp luật thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, mọi người lao động đều được nhận đầy đủ lương trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của NLĐ. Nếu kéo dài nhưng không được quá 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, NSDLĐ không được giam lương của NLĐ quá 30 ngày khi NLĐ nghỉ việc dù bắng bất cứ lý do nào.
2. Hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể là đúng pháp luật hoặc trái pháp luật dựa trên các quy định của pháp luật.
Có thể hiểu đơn phương chấm dứt HĐLĐ là trường hợp người sử dụng lao động hoặc người lao động tự mình chấm dứt hiệu lực của hợp đồng lao động đã được hai bên thỏa thuận, giao kết. Từ đó các điều khoản trong hợp đồng sẽ không còn giá trị hiệu lực phải thực hiện. Theo đó, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là việc người lao động hoặc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đúng theo quy định của pháp luật về việc cho phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý cụ thể nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
* Đối với trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Điều 41 Bộ luật Lao động quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đó là:
+ Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và
+ Phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
– Nếu người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường là 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
– Nếu người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì người lao động được hưởng những quyền lợi đó là: tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và trợ cấp thôi việc.
– Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì người lao động được hưởng quyền lợi như trên và người sử dụng lao động sẽ bố trí một công việc khác cho người lao động mà thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
* Đối với trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:
Căn cứ Điều 40
+ Người lao động sẽ không được trợ cấp thôi việc.
+ Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
+ Phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
+ Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo theo quy định
Theo đó, người lao động sẽ không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động như phân tích trên.
3. Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất:
CÔNG TY ……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: ………………. | …….., ngày ….. tháng …. năm …… |
THÔNG BÁO
Về việc chấm dứt hợp đồng lao động
Kính gửi: Ông/bà ………………………
Căn cứ
Căn cứ Hợp đồng lao động số…………… ngày ….. tháng ….. năm …… (sau đây gọi là “Hợp đồng”) giữa Công ty ………………với ông/bà …………………(sau đây gọi là “Người lao động”),
Công ty xin thông báo nội dung như sau:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động với ông/bà:……………………….……….
Chức vụ: ……………………………
2. Thời gian: Kể từ ngày ..…/……/……
3. Lý do: ………………………………………………………………………
Trước khi chấm dứt hợp đồng, người lao động có nghĩa vụ bàn giao lại toàn bộ tài sản, hồ sơ, tài liệu, công việc đã và đang làm cho Phòng …………… tiếp nhận công việc.
Đề nghị người lao động thực hiện theo đúng pháp luật và sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.
Trân trọng!
Nơi nhận: – Ông/bà: …………(thực hiện); – Phòng …………(thực hiện); – Lưu: VT. | Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Lao động năm 2019