Về bản chất, thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán tài sản sẽ do các bên thỏa thuận, pháp luật về dân sự luôn luôn tôn trọng sự thỏa thuận và tự định đoạt của các bên. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán tài sản hiện nay được căn cứ cụ thể tại Điều 434 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Mục lục bài viết
1. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán tài sản là bao lâu?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 385 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về khái niệm hợp đồng. Theo đó, hợp đồng được xem là thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Hợp đồng mua bán tài sản cũng được xem là một dạng của hợp đồng dân sự. Các bên tự nguyện trao đổi ý kiến với nhau nhằm mục đích cùng đi đến sự thỏa thuận cuối cùng xoay quanh vấn đề mua bán tài sản, được đặt dưới sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2015. Căn cứ theo quy định tại Điều 434 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán tài sản. Cụ thể như sau:
– Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán tài sản sẽ do các bên tự thỏa thuận. Bên bán sẽ phải có trách nhiệm giao tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho bên mua đúng thời hạn mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên bán sẽ chỉ giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu như được bên mua đồng ý;
– Khi các bên không có thoả thuận về thời hạn giao tài sản trong hợp đồng thì sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật, tức là bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản bảo bất cứ lúc nào, bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản vào bất cứ lúc nào, tuy nhiên cần phải báo trước cho nhau 01 khoảng thời gian hợp lý;
– Bên mua có trách nhiệm thanh toán tiền mua theo thời gian mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu như các bên không xác định thời gian thỏa thuận hoặc xác định nhưng không rõ ràng về thời gian thanh toán thì bên mua sẽ phải thanh toán ngay tại thời điểm bên mua nhận tài sản, hoặc bên mua nhận các loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản từ bên bán.
Như vậy có thể nói, thời hạn thực hiện hợp đồng hoặc bán tài sản sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 434 của Bộ luật dân sự năm 2015. Pháp luật không quy định cụ thể thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán tài sản là bao lâu. Vấn đề này pháp luật trao cho các bên có quyền tự định đoạt. Tức là pháp luật cho phép các bên có quyền tự thỏa thuận về thời hạn thực hiện hợp đồng, các bên có thể thực hiện trước hoặc sau thời hạn đã thỏa thuận, tuy nhiên không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bên còn lại. Mọi sự thay đổi về thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán tài sản cần phải được bên còn lại đồng ý.
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng mua bán là hợp đồng song vụ, về nguyên tắc, bên bán và bên mua sẽ cùng nhau thực hiện hợp đồng vì bên nào cũng có quyền và nghĩa vụ cụ thể. Nếu như không thể thực hiện cùng một lúc thì bên bán sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trước, bên mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán sau khi nhận được tài sản của bên bán. Hoặc bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản vào bất cứ thời gian nào, ngược lại bên mua cũng có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản vào bất cứ thời gian nào và có nghĩa vụ thanh toán, tuy nhiên cần phải báo cho bên còn lại trong khoảng thời gian hợp lý.
Khi thực hiện hợp đồng mua bán và các bên có thỏa thuận về phương thức thực hiện hợp đồng, thời hạn thanh toán, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn thanh toán sẽ được áp dụng theo nguyên tắc chung về thực hiện hợp đồng song vụ căn cứ theo quy định tại Điều 410 của Bộ luật dân sự năm 2015.
2. Vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán tài sản xử lý như thế nào?
Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán tài sản sẽ cần phải tuân thủ theo quy định tại Điều 434 của Bộ luật dân sự năm hai không 15. Nếu như vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán tài sản thì sẽ phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật. Có thể kể đến một số chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng mua bán tài sản như sau:
– Bồi thường thiệt hại. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm sự thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được xác định theo quy định tại Điều 360 của Bộ luật dân sự năm 2015. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho những lợi ích mà đáng lẽ mình sẽ được hưởng do hợp đồng đó mang lại. Tuy nhiên, đối phương đã vi phạm hợp đồng cho nên đã xâm phạm quyền lợi hợp pháp của mình. Người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả khoản chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Theo yêu cầu của người có quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần. Mức bồi thường sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền là tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc. Vấn đề này hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 419 của Bộ luật dân sự năm 2015;
– Phạt vi phạm hợp đồng. Phạt vi phạm hợp đồng hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 418 của Bộ luật dân sự năm 2015. Phạt vi phạm được xem là sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ sẽ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm sẽ do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về vấn đề phạt vi phạm, có thể vừa chịu phạt vi phạm vừa bồi thường thiệt hại, hoặc chỉ phạt vi phạm mà không bồi thường thiệt hại.
Như vậy, trong hợp đồng mua bán tài sản có hành vi vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng thì sẽ phải chịu chế tài xử lý theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 như phân tích ở trên.
3. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán tài sản:
Thứ nhất, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản sẽ có một số quyền và nghĩa vụ như sau: Quyền hủy hợp đồng và quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu như bên bán giao tài sản trái với thỏa thuận, quyền yêu cầu cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng tài sản, bên mua có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa và đổi vật khi vật có quốc tịch để lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy tiền trong thời hạn bảo hành. Bên cạnh đó, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản cũng phải có nghĩa vụ đó là nghĩa vụ trả tiền cho bên bán. Căn cứ theo quy định tại Điều 440 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về nghĩa vụ trả tiền của bên mua. Theo đó bên mua sẽ phải có nghĩa vụ thanh toán tiền theo đúng thời hạn, theo đúng địa điểm và phù hợp với mức tiền được quy định trong hợp đồng. Bên mua sẽ phải thanh toán tiền cho bên bán theo sự thỏa thuận trong hợp đồng.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của bên bán tài sản được quy định cụ thể như sau: Bên bán có quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền theo thỏa thuận khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, bên bán cũng có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua, bên bán phải giao vật đồng bộ, giao đầy đủ số lượng, đầy đủ chủng loại và theo đúng thời hạn mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên bán cần phải đảm bảo quyền sở hữu tài sản của bên mua, cung cấp đầy đủ thông tin và hướng dẫn cách sử dụng cho bên mua, bảo đảm chất lượng của tài sản trong quá trình giao tài sản cho bên mua, phải có nghĩa vụ bảo hành tài sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.