Tổ chức hành nghề công chứng luật hiện nay bao gồm phòng công chứng và văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về công chứng. Dưới đây là những trường hợp có thể thực hiện hoạt động chuyển đổi phòng công chứng mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Những trường hợp chuyển đổi phòng công chứng mới nhất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 có quy định cụ thể về phòng công chứng. Theo đó tại phòng công chứng được xem là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp. Phòng công chứng có trụ sở riêng, có con dấu riêng và có tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Phòng công chứng thực hiện chế độ hạch toán độc lập. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất luật công chứng năm 2018 có quy định về tổ chức hành nghề công chứng, theo đó thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ bao gồm phòng công chứng và văn phòng công chứng. Từ các quy định trên thì có thể nói, phòng công chứng được xem là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp, phòng công chứng là một trong những tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật.
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về các trường hợp được phép chuyển đổi phòng công chứng. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của
– Các địa bàn cấp huyện đã thành lập đầy đủ số tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật, mà cụ thể là căn cứ theo quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được chủ thể có thẩm quyền đó là thủ tướng Chính phủ phê duyệt, và số lượng văn phòng công chứng đó đã nhiều hơn số lượng phòng công chứng trên địa bàn cấp huyện;
– Các địa bàn cấp huyện chưa thành lập đầy đủ số tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật, mà cụ thể là căn cứ theo quy định tại quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được cơ quan có thẩm quyền đó là thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật, tuy nhiên đã có ít nhất 02 văn phòng công chứng đã và đang hoạt động ổn định trong khoảng thời hạn từ 02 năm trở lên được tính kể từ ngày đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó thì có thể nói, nếu như thuộc một trong các trường hợp trên đây thì sẽ được phép thực hiện thủ tục chuyển đổi phòng công chứng theo quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 29/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, có quy định về quyết định chuyển đổi phòng công chứng. Theo đó, quyết định chuyển đổi phòng công chứng được quy định cụ thể như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã có thẩm quyền ra quyết định chuyển đổi phòng công chứng thành văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật phù hợp với đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp;
– Văn phòng công chứng sẽ tiến hành hoạt động thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về công chứng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phòng công chứng thực hiện hoạt động chuyển đổi sẽ tiếp tục hoạt động cho đến ngày văn phòng công chứng trên thực tế được cấp giấy đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
– Trong mọi thời hạn hợp 15 ngày được tính kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn phòng công chứng sẽ thực hiện thủ tục ký
– Hợp đồng lao động được ký kết giữa văn phòng công chứng với công chứng viên hoặc công chức của phòng công chứng được chuyển đổi là hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Hợp đồng lao động được ký kết giữa văn phòng công chứng với người lao động của phòng công chứng thực hiện thủ tục chuyển đổi sẽ được xác định là loại hợp đồng mà người lao động đã giao kết trước đó với phòng công chứng trước khi chuyển đổi, chưa trường hợp pháp luật có quy định khác và các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy có thể nói về cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chuyển đổi phòng công chứng là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phù hợp với đề nghị của Sở tư pháp.
2. Mục tiêu và yêu cầu của việc chuyển đổi phòng công chứng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 29/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, có quy định cụ thể về mục tiêu và yêu cầu của quá trình chuyển đổi phòng công chứng. Theo đó, trong quá trình chuyển đổi phòng công chứng thì cần phải đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu cơ bản sau:
– Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa trong quá trình hoạt động công chứng theo quy định của pháp luật;
– Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với công chứng viên, viên chức, những đối tượng được xác định là người lao động làm việc tại văn phòng công chứng được chuyển đổi;
– Thực hiện hoạt động công khai minh bạch, thực hiện hoạt động dân chủ khách quan, theo đúng quy định của pháp luật về công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, đảm bảo tiếp tục duy trì và kế thừa hoạt động của phòng công chứng trước khi thực hiện thủ tục chuyển đổi;
– Thực hiện theo đúng lộ trình và phù hợp với quy định của pháp luật, mà cụ thể là phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được chủ thể có thẩm quyền phê duyệt.
3. Quy định của pháp luật về kế hoạch chuyển đổi phòng công chứng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 29/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, có quy định cụ thể về kế hoạch chuyển đổi phòng công chứng. Cụ thể như sau:
– Đối với các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã có sự tồn tại của 05 phòng công chứng trở lên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp sẽ tiến hành hoạt động chủ trì và phối hợp với Sở tài chính, Sở nội vụ, Sở lao động thương binh và xã hội để thực hiện hoạt động xây dựng kế hoạch chuyển đổi các phòng công chứng sau đó trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện hoạt động phê duyệt theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi nhận được kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đến thì sẽ cần phải ra quyết định phê chuẩn kế hoạch chuyển đổi đối tượng các phòng công chứng dựa trên chức năng và thẩm quyền của mình. Trong trường hợp xét thấy cần thiết thì cần phải tổ chức hoạt động lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ tư pháp trước khi đưa ra quyết định cuối cùng;
– Kế hoạch chuyển đổi các phòng công chứng sẽ bao gồm một số nội dung cơ bản sau: Sự cần thiết của quá trình chuyển đổi các phòng công chứng, số lượng của các phòng công chứng thuộc trường hợp được chuyển đổi, lộ trình chuyển đổi phòng công chứng phải trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển đổi phòng công chứng;
– Căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi phòng công chứng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo chức năng và thẩm quyền của mình, Sở tư pháp sẽ tiến hành hoạt động phối hợp với các cơ quan có liên quan bao gồm Sở tài chính, Sở nội vụ, Sở lao động thương binh và xã hội để xây dựng đề án chuyển đổi đối với từng phòng công chứng theo trình tự và thủ tục căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 29/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng;
– Nghị định 29/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.