Nước ngọt có ga là đồ uống khoái khẩu của trẻ em, học sinh. Tuy nhiên nước ngọt có ga là một trong những thực phẩm ảnh hưởng xấu đến chế độ dinh dưỡng của trẻ em. Dưới đây là quy định của pháp luật về hành vi cấm quảng cáo và bán nước ngọt có ga trong trường học.
Mục lục bài viết
1. Cấm quảng cáo, bán nước ngọt có ga trong trường học?
Căn cứ theo quy định tại Chỉ thị 46 của Thủ tướng chính phủ có quy định cụ thể về công tác tăng cường dinh dưỡng trong tình hình mới, đặc biệt là đối với trẻ em. Trên thực tế, trong những năm vừa qua, Việt Nam ta đã và đang đạt được nhiều thành tựu và có nhiều cải thiện trong tình trạng dinh dưỡng đối với trẻ em nói riêng và người dân trong xã hội nói chung. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em hầu như đã giảm đi ở mức đáng kể, bữa ăn của nhiều người dân cũng đã được chú trọng hơn về số lượng và chất lượng. Việt Nam ta trong những năm vừa qua đã và đang từng bước thực hiện thành công mục tiêu thanh thiếu niên trong thế hệ mới sẽ giảm phần trăm suy dinh dưỡng cân nặng theo độ tuổi sớm hơn dự định. Bên cạnh những kết quả đạt được trên thực tế, Việt Nam cũng đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng khác nhau mà các nhà làm luật đang ngày càng quan tâm. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao so với các quốc gia trên thế giới, tỷ lệ này chiếm phần trăm lớn trong xã hội và đạt đến những con số đáng báo động. Số lượng người thừa cân và béo phì cũng đang có xu hướng ngày càng tăng nhanh trong xã hội, đặc biệt là những khu vực thành thị, tình trạng thiếu dinh dưỡng và suy dinh dưỡng vì chất dinh dưỡng chưa được cải thiện cũng ngày càng được tăng cao, trong đó chế độ dinh dưỡng của người dân được các chuyên gia đánh giá là chưa hợp lý, thông thường họ sẽ ăn mặc và ít ăn rau, ít ăn trái cây, người dân hiện nay cũng thiếu vận động trong thể dục và thiếu thể lực để có thể giảm nguy cơ bệnh tật, từ đó các bệnh tật trong xã hội cũng ngày càng tăng đặc biệt là các bệnh lây nhiễm. Tầm vóc của người Việt Nam từ trước đến nay, cải thiện và thấp hơn so với mật độ trung bình của nhiều quốc gia trên khu vực và trong thế giới. Chế độ dinh dưỡng của trẻ em, chế độ dinh dưỡng của học sinh, chế độ dinh dưỡng của người lao động và người cao tuổi vẫn chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thật sự quan tâm một cách đặc biệt. Nguyên nhân chủ yếu cho các vấn đề này đó là nhận thức về tầm quan trọng trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người dân của nhiều cấp đảng ủy và chính quyền, đa số bộ phận người dân trên xã hội vẫn còn chưa đầy đủ, nhiều bộ ban ngành địa phương chưa thực sự quan tâm đầu tư cho công tác dinh dưỡng và công tác phối hợp liên ngành trong quá trình thực hiện mục tiêu về dinh dưỡng đối với người dân, khiến cho hiệu quả đạt được không cao.
Căn cứ theo quy định tại Chỉ thị 46/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới, mục 2 có quy định cụ thể về nhiệm vụ trọng tâm và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giáo dục và đào tạo. Cụ thể như sau:
– Cần phải tăng cường lồng ghép các chương trình giáo dục trong hoạt động thay đổi hành vi liên quan đến chế độ dinh dưỡng, cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động thể lực phù hợp với trẻ em, phù hợp với học sinh đang sinh hoạt và học tập trong môi trường nhà trường vì mục tiêu phát triển trẻ thơ một cách toàn diện và tối đa nhất;
– Cần phải phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình của học sinh để có thể tăng cường khả năng giáo dục, hướng dẫn một cách đặc biệt cẩn thận về chế độ dinh dưỡng, vận động thể lực phù hợp với trẻ em, phù hợp với lứa tuổi học sinh, đặc biệt là cho nhóm tuổi tiền dậy thì và nhóm tuổi dậy thì;
– Tổ chức các bữa ăn học đường cần phải đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, phù hợp cho quá trình phát triển và chế độ dinh dưỡng của trẻ em, triển khai chương trình sữa học đường, tăng cường các chế độ vận động thể lực cho trẻ em và học sinh trong môi trường học đường; không được phép tiến hành các hoạt động quảng cáo và kinh doanh đồ uống có cồn, các loại nước ngọt có ga và các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe của trẻ em trong môi trường trường học;
– Tăng cường phối hợp với các bộ ban ngành trong lĩnh vực y tế để thực hiện thủ tục theo dõi, giám sát tình trạng dinh dưỡng, can thiệp trực tiếp vào quá trình dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả cho trẻ em và học sinh trong trường học.
Như vậy có thể nói, căn cứ theo quy định tại Chỉ thị 46/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới, hành vi quảng cáo và bán nước ngọt có ga trong trường học là một trong những hành vi bị cấm và chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giáo dục và đào tạo vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.
2. Tại sao bị cấm quảng cáo, bán nước ngọt có ga trong trường học?
Theo như phân tích nêu trên thì có thể thấy, hành vi quảng cáo và bán nước ngọt có ga trong trường học là một trong những hành vi bị cấm. Để lý giải cho quy định cấm này của pháp luật thì cần phải tìm hiểu tác động xấu của nước ngọt đối với quá trình phát triển và chế độ dinh dưỡng của trẻ em trong môi trường trường học. Nhìn chung thì có thể thấy, đồ uống có ga ảnh hưởng trực tiếp tới răng và hệ tiêu hóa của trẻ em trong độ tuổi dậy thì. Vì vậy nhiều chuyên gia cho rằng họ ủng hộ hoàn toàn cho Chỉ thị 46/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới, trong vấn đề nghiêm cấm quảng cáo và buôn bán đồ uống có ga trong trường học. Mục tiêu phát triển trí tuệ và thể chất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là đối với các mầm non tương lai của đất nước đã và đang được đặt ra trong nhiều năm nay. Quá trình cải thiện tình trạng chế độ suy dinh dưỡng thấp còi của nhiều trẻ em đã đạt được nhiều thành tựu nhất định. Vì vậy cho nên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phối hợp với nhau và tập trung xây dựng nhiều phổ biến chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn cho từng nhóm tuổi nhất định phải tập trung tối đa nguồn lực để giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng thấp còi, thừa cân và béo phì. Bộ giáo dục và đào tạo đã tổ chức bữa ăn học đường đảm bảo quá trình đáp ứng nguồn dinh dưỡng hợp lý, triển khai chương trình sữa học đường, tăng cường hơn nữa hoạt động vận động thể lực cho trẻ em và học sinh, đặc biệt, các trường học hiện nay sẽ không được phép tiến hành hoạt động quảng cáo và kinh doanh đồ uống có cồn, các loại nước ngọt có ga và các loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe của trẻ em trong trường học. Có thể kể đến một số lý do lý giải cho quy định này của pháp luật như sau:
– Các em ở lứa tuổi trung học cơ sở, Trung học phổ thông là một trong những đối tượng rất thích uống đồ uống có ga. Tuy nhiên, đồ uống có ga là một trong những loại đồ uống không có lợi. Trong nước uống có ga thông thường sẽ chứa các phụ phẩm, thực phẩm, chất bảo quản. Đây được xem là những loại chất không tốt cho sức khỏe của con người. Hơn nữa, trong nước uống có ga có chứa chất axít gây tăng men răng của trẻ em. Đồng thời thì hệ tiêu hóa của trẻ em trong giai đoạn này vẫn còn khá nhạy cảm và nước uống có ga rất dễ gây kích ứng;
– Trẻ em không có ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe của mình giống như người lớn vì vậy cho nên nếu như có tiền thì ngay lập tức sẽ mua nước uống có ga để uống, tình trạng buôn bán tràn lan nước uống có ga cho đối tượng trẻ em đã diễn ra rất phổ biến trong đời sống xã hội. Vì vậy quy định cấm bán các loại nước này trong trường học là rất cần thiết và phù hợp;
– Chế độ ăn uống và dinh dưỡng của trẻ em hiện nay là không cân đối, thiếu chất dinh dưỡng, xu hướng học sinh dùng nhiều nước ngọt có ga đã và đang trở thành vấn đề đáng lo ngại cho các chuyên gia trong ngành, loại đồ uống này là loại đồ uống phổ biến và khoái khẩu của trẻ em, học sinh gây ra nhiều tiệm ẩn nguy cơ về sức khỏe. Việc bán đồ uống có ga trong trường học nên thực hiện kiểm soát càng sớm càng tốt. Vấn đề này không chỉ hạn chế trẻ em dùng các loại đồ uống không tốt cho sức khỏe mà còn khiến cho các bậc phụ huynh có thể thức tỉnh và họ sẽ hiểu rằng việc chiều con và mua nước uống có ga cho con chính là một trong những hành vi gây tổn hại đến sức khỏe và tầm vóc của con cái.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo năm 2018 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo. Cụ thể như sau:
– Quảng cáo những loại sản phẩm dịch vụ trái quy định của pháp luật như hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh, thuốc lá, sản phẩm thay thế cho sữa mẹ dùng cho những đối tượng là trẻ em dưới 24 tháng tuổi, thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn tuy nhiên được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hạn chế sử dụng hoặc trong quá trình sử dụng phải có sự giám sát của thầy thuốc, các loại hàng hóa mang tính chất kích dục, các loại súng gây tính chất bạo động …;
– Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến nền độc lập chủ quyền và an ninh quốc phòng của quốc gia và dân tộc;
– Quảng cáo thiếu mỹ quan đô thị, trái với thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử văn hóa, trái với đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam;
– Quảng cáo ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông và an toàn xã hội;
– Quảng cáo với ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới, các vị lãnh tụ và lãnh đạo của đảng và nhà nước;
– Quảng cáo mang tính chất phân biệt đối xử, phân biệt chúng tộc, kỳ thị dân tộc, xâm phạm đến tự do tín ngưỡng tôn giáo, định kiến về giới và phân biệt đối với người khuyết tật;
– Quảng cáo xúc phạm danh dự và nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội;
– Quảng cáo có sử dụng chữ ký và chữ viết của các cá nhân khi chưa được sự đồng ý của các đối tượng đó, trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác;
– Quảng cáo không đúng gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại sản phẩm và dịch vụ đó;
– Quảng cáo được sử dụng bằng các phương pháp so sánh trực tiếp trái quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh.,
– Quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, tạo ra cho trẻ em những suy nghĩ và hành động trái đạo đức, trái thuần phong mỹ tục;
– Quảng cáo với ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và an toàn, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển bình thường của trẻ em;
– Các bộ các cơ quan và cá nhân trong xã hội thực hiện hoạt động quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái với ý muốn của họ;
– Treo hoặc vẽ các loại sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, đèn tín hiệu giao thông hoặc cây xanh nơi công cộng.
Như vậy có thể nói, hành vi quảng cáo và bán nước ngọt có ga trong trường học là một trong những hành vi gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ em. Vì vậy quy định cấm của pháp luật là phù hợp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH 2018 Luật Quảng cáo;
– Chỉ thị 46/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới.