Theo quy định của pháp luật hiện nay, công chứng viên sẽ có nghĩa vụ tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm. Dưới đây là 04 quy định về vấn đề bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
Mục lục bài viết
1. Nội dung và hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Thông tư 01/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, có quy định về nội dung và hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm. Theo đó, nội dung bồi dưỡng cán bộ công chức hằng năm sẽ bao gồm một số vấn đề cơ bản như sau:
– Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm bao gồm quy tắc đạo đức nghề nghiệp công chứng cho những đối tượng hành nghề công chứng;
– Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm đào tạo về cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật trong lĩnh vực công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Kỹ năng nghề công chứng, kỹ năng trong vấn đề giải quyết các thắc mắc và các vướng mắc trong lĩnh vực hành nghề công chứng;
– Kỹ năng quản lý, kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều hành tổ chức hành nghề công chứng;
– Việc bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm sẽ cần phải được tổ chức theo hình thức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, nội dung và hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm cần phải tuân thủ theo quy định như phân tích nêu trên.
2. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Thông tư 01/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, có quy định về vấn đề tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm. Theo đó, tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng có thể kể đến như sau:
– Hội công chứng viên;
– Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;
– Học viện tư pháp.
Bên cạnh đó còn có thể thấy, công chứng viên theo quy định của pháp luật hiện nay hoàn toàn có quyền lựa chọn tham gia lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ do chủ thể có thẩm quyền đó là hội công chứng viên ở cấp địa phương khác hoặc hiệp hội công chứng viên Việt Nam hoặc học viện tư pháp tổ chức phù hợp với nguyện vọng của bản thân.
3. Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư 01/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, có quy định về thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm. Theo đó, thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ được xác định như sau:
– Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (tức là 16 giờ/năm);
– Công chứng viên thuộc một trong những đối tượng sau đây thì pháp luật sẽ công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng trong năm bao gồm: Những đối tượng được xác định là công chứng viên có bài nghiên cứu pháp luật công chứng và pháp luật khác có liên quan đến lĩnh vực công chứng, các bài viết này được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước hoặc tạp chí chuyên ngành luật trong phạm vi quốc tế, các công chứng viên có sự tham gia viết sách hoặc giáo trình liên quan đến lĩnh vực công chứng đã được suất bản và lưu hành trên thị trường, các công chứng viên tham gia quá trình giảng dạy về công chứng tại học viện tư pháp, giảng bài tại các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng do các tổ chức căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Thông tư 01/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng thực hiện trên thực tế, các công chứng đã tham gia các khóa học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực công chứng ở phạm vi nước ngoài và quốc tế, các công chứng viên là báo cáo viên trong các chương trình tập huấn, trong các chương trình hội thảo, trong các chương trình tọa đàm về nội dung được quy định cụ thể tại Điều 12 của Thông tư 01/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục bổ trợ tư pháp hoặc Sở tư pháp tổ chức và thực hiện. Trong trường hợp công chứng viên không phải là báo cáo viên mà có sự tham dự trong các chương trình tập huấn, có sự tham dự trong các chương trình hội thảo, có sự tham dự trong các tọa đàm, thì 01 ngày tham dự các chương trình này sẽ được tính là 8 giờ tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, từ 02 ngày trong quá trình tham gia các chương trình trên thì sẽ được tính là hoàn thành nghĩa vụ tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục bổ trợ tư pháp hoặc Sở tư pháp sẽ có thẩm quyền cấp văn bằng chứng nhận cho các công chứng viên phải trong văn bản đó phải nêu rõ số ngày tham dự các chương trình hội thảo tập huấn;
– Những trường hợp sau đây theo quy định của pháp luật sẽ thuộc đối tượng được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm: Công chứng viên được xác định là nữ đang mang thai hoặc công chứng viên là nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, công chứng viên đang thực hiện quá trình điều trị dài ngày tại các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền đối với bệnh thuộc danh mục cần phải điều trị dài ngày của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế trong khoảng thời hạn từ 03 tháng trở lên và quá trình điều trị sẽ phải có giấy chứng nhận của các cơ quan y tế cấp huyện và cấp tương đương.
4. Giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Thông tư 01/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, có quy định về các loại giấy tờ trong quá trình xác nhận thực hiện việc tham gia nghĩa vụ bồi dưỡng nghiệp vụ hành nghề công chứng. Cụ thể, giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia khóa bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ nghề công chứng bao gồm các loại giấy tờ cơ bản sau:
– Giấy chứng nhận đã tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Thông tư 01/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, cấp theo quy định của pháp luật;
– Các tạp chí hoặc sách báo, các giáo trình đã được đăng tải hoặc xuất bản trên thị trường căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Thông tư 01/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
– Các văn bản xác nhận hoặc các loại giấy tờ xác nhận đã tham gia các hoạt động căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư 01/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, các văn bản xác nhận hoặc các loại giấy tờ đối với các trường hợp căn cứ theo điều luật nêu trên nếu như được cấp bởi cơ quan nước ngoài thì cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự, phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch ra tiếng Việt đó cần phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền;
– Công chứng viên hoàn thành nghĩa vụ tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sẽ cần phải nộp bản sao của các loại giấy tờ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp tại nơi đăng ký hành nghề trọng nhất trong khoảng thời gian là trước ngày 15 tháng 12 hằng năm để cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động lập danh sách hoàn thành nghĩa vụ tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm đó;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp sẽ tiến hành hoạt động đăng tải danh sách các công chứng viên đã hoàn thành xong nghĩa vụ tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng và đăng tải danh sách công chứng viên được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng trong năm trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng;
– Thông tư 01/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng.